Bộ Tư pháp sẽ xem xét tính hợp pháp của thông tư ‘cấm lợn ăn bèo, thân chuối’

Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), một số nội dung tại Thông tư 02 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần xem xét thêm về tính hợp pháp. 

(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), Cục này đã kiểm tra và bước đầu thấy rằng, một số nội dung của Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11/2/2019  của Bộ NN&PTNT “Ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam” cần phải xem xét thêm về tính hợp pháp.

Theo dự kiến, ngày 19/3, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sẽ có cuộc họp với đại diện các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận xung quanh các nội dung trong Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT.

Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến ký ban hành vào ngày 11/2/2019, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành đính kèm thông tư, có 18 loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi được Bộ NN&PTNT cho phép lưu hành, gồm: ngô, thóc, lúa mì, gluten, đậu tương, khô dầu, sắn, hạt các loại, thức ăn thô, phụ phẩm công nghệ chế biến các loại ngũ cốc DDGS, mía, các loại củ, các loại bã, thức ăn có nguồn gốc thủy sản, thức ăn có nguồn gốc động vật trên cạn, sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu mỡ, dầu cá.

Những sản phẩm thức ăn chăn nuôi thông dụng như bèo tây, thân chuối, các loại rau (rau muống, rau lang, su hào, cà rốt)… không có trong danh mục trên. Theo cách áp dụng luật thành văn như hiện nay, có thể hiểu những loại thức ăn chăn nuôi nằm ngoài danh mục trên sẽ bị cấm sử dụng.

Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho biết Thông tư 02 ban hành là nhằm gia hạn Thông tư 26 (ban hành từ năm 2012).

Thông tư 26 đã có danh mục các sản phẩm được lưu hành nhưng thông tư đã hết hạn vào ngày 11/2/2019 nên Bộ ban hành Thông tư 02; toàn bộ sản phẩm nguyên liệu thức ăn truyền thống có trong Thông tư 26 tiếp tục được lưu hành bình thường.

Tuy nhiên, theo Điều 3 Thông tư 02, Thông tư 02 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/2/2019, và bãi bỏ Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam.

Tháng 9/2018, một số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng hiện nay có quá nhiều nghị định, thông tư để hướng dẫn thi hành luật dẫn. Điều này dẫn đến khó bảo đảm tính đồng bộ, cụ thể, chặt chẽ của luật.

Thực tế, Luật Đường sắt cần đến 20 thông tư và 3 nghị định thì mới thực hiện được; Luật Chuyển giao công nghệ có 2 nghị định và 8 thông tư…

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho hay thực trạng có quá nhiều văn bản dưới luật khiến người dân, các nhà đầu tư e ngại, lúng túng, kể cả chuyên gia pháp luật còn khó theo dõi.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 phút ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

1 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

1 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

2 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

3 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

3 giờ ago