Việt Nam

Bộ Y tế đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc 2 con

Việc trao quyền quyết định số con cho các bậc phụ huynh sẽ giúp đối phó với tình trạng mức sinh giảm xuống quá thấp, dẫn đến già hóa dân số và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, cũng như đảm bảo an ninh quốc gia, theo Bộ Y tế.

Cô trò ở trường mầm mon trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, tháng 4/2020. (Ảnh: Thi/Shutterstock)

Trong Báo cáo Đánh giá tác động chính sách Dự án Luật Dân số, Bộ Y tế cho biết dự luật nhắm đến mục tiêu duy trì mức sinh thay thế vững chắc (2,1 con/phụ nữ) trên cả nước.

Dự luật không đặt ra quy định cụ thể về số lượng con của từng cặp vợ chồng. Thay vào đó, dự luật sẽ trao quyền quyết định cho từng gia đình, đi kèm là trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.

Điều này cho thấy những thay đổi căn bản so với Pháp lệnh Dân số – văn bản pháp luật về dân số quan trọng nhất hiện nay.

Theo đó, pháp lệnh quy định mỗi cặp vợ chồng hoặc cá nhân chỉ được “sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”.

Theo Bộ Y tế, việc trao quyền quyết định số con cho các bậc phụ huynh sẽ giúp đối phó với tình trạng mức sinh giảm xuống quá thấp, dẫn đến già hóa dân số và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, cũng như đảm bảo an ninh quốc gia.

Bộ Y tế thông báo dự luật nhằm điều chỉnh mức sinh và định hướng giáo dục về hôn nhân và gia đình cho thanh niên.

Các chủ lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động có thể tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ dân số về kế hoạch hóa gia đình phù hợp với môi trường lao động.

Các cơ quan thực hiện chương trình hỗ trợ thành viên và người lao động trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt.

Thống kê cho thấy mức sinh trên toàn quốc đang giảm và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng và nhóm đối tượng. Các khu vực kinh tế và xã hội khó khăn thường có tỉ lệ sinh cao hoặc rất cao.

Ngược lại, ở các đô thị, tỷ lệ sinh lại thấp, với một số nơi thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế. Xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đang lan rộng trong các đô thị.

Theo Cục Dân số, giảm tỷ lệ sinh là một xu hướng toàn cầu, và Việt Nam đang trải qua quá trình này nhanh hơn so với thế giới.

Trước đây, mỗi phụ nữ ở thành thị sinh trung bình hơn 1,7 con, nhưng trong hai năm gần đây, con số này giảm xuống dưới 1,7. Ở nông thôn, tỉ lệ sinh năm 2024 cũng dự kiến giảm xuống dưới mức sinh thay thế.

Mức sinh thay thế là mức sinh trung bình của người phụ nữ trong toàn bộ cuộc đời của mình sinh đủ số con để thay mình thực hiện chức năng sinh đẻ và duy trì (nòi giống). Khi tổng tỷ suất sinh là 2,1 con/phụ nữ, sẽ được coi là đạt mức sinh thay thế.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, mức sinh còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, sự chênh lệch này chưa được thu hẹp rõ rệt; xu hướng mức sinh thấp.

Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh đã được khống chế tuy nhiên chưa ổn định và vẫn cao so với mức cân bằng tự nhiên; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số trong khi già hóa dân số là xu thế tất yếu của các quốc gia.

Trên thực tế, ba năm qua, tỉ suất của 21 tỉnh thành thuộc các vùng có mức sinh thấp đã tăng nhẹ.

Tuy nhiên, một số địa phương vẫn có xu hướng giảm sâu như Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Bình Dương, đặc biệt là TP.HCM với mức sinh chỉ còn 1,32.

Đến nay có 4 địa phương là Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên và Bình Định đạt mức sinh thay thế.

“Dân số già” sẽ dẫn đến hệ lụy gì cho Việt Nam?

Theo cảnh báo đến từ Ngân hàng Thế giới, tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, trong khi Việt Nam có ít thời gian để thích nghi với một xã hội già hóa hơn so với các nền kinh tế phát triển.

Trước hết, dân số già sẽ đi đôi với việc chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội… trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh đó, đa phần người cao tuổi không có tích lũy vật chất, là nhóm rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội.

Cơ cấu và mô hình bệnh tật của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay cũng đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng, vừa tăng chi phí chăm sóc y tế vừa tạo thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi còn nhiều hạn chế, như thiếu các cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế…) và thiếu nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi (bác sĩ, điều dưỡng lão khoa, người chăm sóc…).

Bên cạnh đó, hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng…

Khánh Vy (t/h)

Khánh Vy

Published by
Khánh Vy

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

1 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

2 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

2 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

3 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

4 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

4 giờ ago