Categories: Việt Nam

Bộ Y tế khẳng định thủy hải sản đã an toàn sau sự cố Formosa

Sáng 17/5, tại TP Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã diễn ra “Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho người dân bốn tỉnh miền trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường” do Formosa gây ra.

(Ảnh qua: thoidai.com.vn)

Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính.

Bộ Y Tế: Thuỷ sản đã an toàn

Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Bộ Y tế khẳng định Bộ này đã bám sát việc giám sát chất lượng và sự an toàn của hải sản, nhất là hải sản tầng đáy khu vực biển 4 tỉnh mền Trung.

Theo đó, Bộ Y tế khẳng định đến thời điểm hiện tại, chất lượng thủy hải sản, bao gồm cả hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn.

Bộ Y tế cũng đã lấy mẫu thường xuyên ở các vùng biển của bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế để kiểm nghiệm và cho biết kết quả đến hiện tại, hàm lượng các chất hóa học trong các mẫu hải sản đã ở dưới mức cho phép.

Sau khi nghe được thông tin nói trên, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị toàn bộ hội trường vỗ tay chúc mừng. Thủ tướng cho rằng từ rất lâu người dân đã chờ đợi tuyên bố này bởi từ sau sự cố, họ vẫn chưa thật sự yên tâm về chất lượng thuỷ sản, nhất là với thủy hải sản tầng đáy.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cho biết sau hai năm xảy ra sự cố môi trường biển, nhìn chung tình hình môi trường biển đã được khôi phục. Chất lượng nước biển đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản xuất muối, các khu du lịch biển, bãi tắm của bốn tỉnh miền trung trở lại hoạt động bình thường.

Thủ tướng: Cần tiếp tục theo dõi, không để sự việc xảy ra lần thứ hai

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây là một sự cố môi trường nghiêm trọng. Thủ tướng nhấn mạnh môi trường là trụ cột của sự phát triển, nhất là môi trường biển nên Bộ Tài nguyên Môi trường cần có giải pháp để môi trường được đảm bảo, không để hậu quả xảy ra lần thứ hai.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét bổ sung thêm các trạm quan trắc ở các vị trí đặc biệt như khu công nghiệp, đồng thời giao các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thành việc bồi thường thiệt hại cho ngư dân, cũng như tiếp tục theo dõi quan trắc dọc biển để đảm bảo an toàn cho thủy hải sản.

“Với những thế mạnh về biển như bốn tỉnh đang có, sau khi bốn tỉnh hoàn thành các dự án khôi phục môi trường biển, tôi tin rằng kinh tế bốn tỉnh này sẽ có bước phát triển vượt bậc”, Thủ tướng nói.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 10/5, bốn tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển đã hoàn thành bồi thường được 98,7 % với hơn 6.428 tỉ đồng đã được giải ngân. Trong đó chỉ có tỉnh Thừa Thiên – Huế hoàn thành 100%, các tỉnh còn lại như Hà Tĩnh mới đạt 98,7%, Quảng Bình đạt 98,2%, Quảng Trị 98,8%.

Trong khi đó, hàng thuỷ sản XK Việt Nam tiếp tục nhận được cảnh báo nhiễm kim loại nặng

(Ảnh: nld.com.vn)

Ngày 5/4/2018, tại Hội nghị “Bàn giải pháp khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm khai thác khai thác” tại TP Nha Trang, ông Ngô Hồng Phong – Phó Cục trưởng cục Quản lý chất lượng Nông lâm – Thủy sản (Bộ NNPTNT) đã cho biết về tình trạng gia tăng đột biến tình trạng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam nhiễm kim loại nặng trong năm 2017 so với năm 2015 và 2016.

Theo ông Phong, năm 2017, có 50 lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam bị các thị trường cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm. Các thị trường cảnh báo là EU (35 lô), Nhật Bản (4 lô) và Liên minh kinh tế Châu Âu (11 lô). Chỉ tiêu vi phạm chủ yếu là kim loại nặng (Cd, Hg), Histamin, vi sinh vật như TPC, Coliforms.

Theo ghi nhận, hàng thuỷ sản Việt Nam nhận được cảnh cáo bị nhiễm kim loại nặng bắt đầu từ tháng 5/2015 và đặc biệt tăng mạnh từ sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế) liên quan đến việc công ty Formosa xả thải vào tháng 4/2016.

Ngày 23/10/2017, thủy sản khai thác của Việt Nam đã bị Tổng vụ Sức khỏe và an toàn thực phẩm DG-MARE (Liên minh châu Âu EU) rút thẻ vàng.

Do đó, theo ý kiến chuyên gia,Việt Nam vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc xử lý các hệ quả của ô nhiễm môi trường sau sự cố Formosa, đảm bảo chất lượng cho hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Tuấn Minh

Xem thêm:

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

8 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago