Thời gian qua, người dân đã phát hiện cảng Bến Đình (257 tỷ đồng, ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) xuất hiện nhiều vết nứt dưới gầm cầu, trụ đỡ hoen gỉ, ván khuôn ăn dính vào bê tông trụ, dầm…
Tháng 11/2016, dự án cảng Bến Đình được khởi công xây dựng ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công trình có tổng vốn 257 tỷ đồng do Sở GTVT tỉnh làm chủ đầu tư, sau đó chuyển cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông của tỉnh.
Dự án gồm các hạng mục: Bến cập tàu dài 87 m, cầu dẫn 153 m, kè bảo vệ bờ, khu lấn biển 4,8 ha, khu vực cảng rộng hơn 3 ha, nhà ga rộng 1.000 m2 và nhà làm việc 250 m2…
Theo kế hoạch, sau 18 tháng thi công, công trình đưa vào sử dụng có thể tiếp nhận cùng lúc nhiều tàu trọng tải lớn hơn 1.000 tấn và đón tàu khách công suất 400 ghế, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân và du khách.
Đây là công trình “trọng điểm, phục vụ phát triển kinh tế biển đảo” của tỉnh Quảng Ngãi, tuy nhiên, sau gần 5 năm thi công, thế nhưng hiện công trình vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Đáng chú ý, thời gian qua, người dân đã phát hiện cảng Bến Đình xuất hiện nhiều vết nứt dưới gầm cầu, trụ đỡ hoen gỉ, ván khuôn ăn dính vào bê tông trụ, dầm…
Ông Đỗ Vũ Bảo, Phó giám đốc Ban quản lý công trình đầu tư giao thông tỉnh, cho hay cảng Bến Đình là công trình ở đầu sóng, ngọn gió nên thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
Theo ông Lê Kế Lâm, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam, về nguyên tắc, khi xây dựng cảng biển phải tuân thủ theo quy luật tự nhiên. Cảng biển xây dựng ở khu vực bãi ngang, gò cạn san hô cảng Bến Đình là bất hợp lý. Khi gò san hô càng bị khoét sâu, dao động sóng đẩy vào bờ càng lớn, gây phá hỏng công trình.
“Huyện đảo Lý Sơn ở nơi đầu sóng ngọn gió nhưng cảng này không có kè chắn sóng, gió thì công trình nào mà chống chịu nổi. Năng lượng sóng dựa vào bước sóng, tốc độ di chuyển theo gió. Do vậy, sóng tràn vào đến cảng Bến Đình mới giải phóng năng lượng thì khó có bê tông, cốt thép nào chịu nổi”, ông Lâm nói.
Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam cho rằng cần làm kè chắn sóng, gió ở bên ngoài để tiêu sóng. Có như vậy, tàu thuyền mới có thể ra vào cảng Bến Đình an toàn.
Lý giải về vị trí xây dựng cảng Bến Đình, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, cho hay thời gian đầu chủ đầu tư làm việc với huyện Lý Sơn khảo sát rất kỹ về vấn đề này. Tuy nhiên, ở huyện đảo này không có vị trí, lựa chọn nào tốt hơn nên địa phương thống nhất xây cảng Bến Đình theo phương án cảng nhô.
Thời điểm đó, Sở GTVT lập phương án xây dựng cảng Bến Đình bao gồm đê chắn sóng. Tuy nhiên, do chưa có tiền làm nên địa phương triển khai xây dựng công trình cảng trước.
Trước tình hình trên, ông Phạm Ngọc Thủy, Phó giám đốc Sở GTVT, yêu cầu chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh này khẩn trương tẩy các vị trí hoen gỉ sắt trên dầm, bản sàn và có biện pháp chống hoen gỉ ở các vị trí này.
Được biết, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã có Nghị quyết về chủ trương đầu tư bổ sung đê chắn sóng dài 250m bảo vệ cảng Bến Đình với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng.
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…