11 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông có tổng chiều dài 654km, đi qua 13 tỉnh thành với tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng.
Bộ GTVT vừa có thông cáo báo chí về Hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020” tổ chức tại Khánh Hòa ngày 21/2.
Theo Bộ GTVT, đây là dự án trọng điểm quốc gia được thực hiện theo Nghị quyết số 52/2017 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Trước mắt, 11 dự án đường bộ cao tốc được đầu tư (3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư) với tổng chiều dài 654km; tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh, bao gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Về công tác khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới các dự án: Dự kiến hoàn thành cuối quý I, đầu quý II năm 2019. Trong đó, riêng Dự án Cao Bồ – Mai Sơn đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng và triển khai cắm xong cọc giải phóng mặt bằng ngoài thực địa, đã bàn giao cho địa phương thực hiện công tác kiểm đếm, đo đạc. Dự án Cam Lộ – La Sơn đang thực hiện việc lập hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng và định vị cắm cọc ngoài thực địa. Các dự án còn lại đang trong bước đấu thầu lựa chọn tư vấn.
Về công tác thiết kế kỹ thuật: Dự kiến hoàn thành thiết kế kỹ thuật Dự án Cao Bồ – Mai Sơn trong tháng 4/2019; Dự án Cam Lộ – La Sơn trong tháng 5/ 2019 và các dự án còn lại hoàn thành trong tháng 8 và tháng 9/2019. Riêng cầu Mỹ Thuận 2, do tính chất đặc biệt thời gian thiết kế dài hơn, dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2019.
Về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế kỹ thuật, cắm cọc giải phóng mặt bằng: Bộ đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 11/11 dự án. Với 3 dự án đầu tư công thuộc các đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, Cam Lộ – La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đã lựa chọn xong Nhà thầu tư vấn. Với 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đã phát hành hồ sơ mời thầu 21 gói thầu/8 dự án. Dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu trong tháng 2/2019.
Về khung chính sách giải phóng mặt bằng các dự án: 3/11 dự án bao gồm QL45 – Nghi Sơn, Nha Trang – Cam Lâm và Vĩnh Hảo – Phan Thiết do đi qua một tỉnh nên không phải phê duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng. 8 dự án còn lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách. Theo đó, Bộ GTVT đã có văn bản gửi các tỉnh có dự án đi qua về dự kiến diện tích sử dụng đất và giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án làm việc với địa phương.
Về việc thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng: 10/11 dự án các địa phương đã thành lập các Hội đồng giải phóng mặt bằng. Riêng Dự án Phan Thiết – Dầu Giây qua 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.
Tỉnh Đồng Nai đang yêu cầu các huyện hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trên cơ sở kiện toàn lại Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết để thực hiện dự án theo quy định.
Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua 13 tỉnh với khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, diện tích thu hồi ước khoảng 4.835 ha, tái định cư khoảng 3.763 hộ và di dời nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu triển khai nhanh dự án này, đúng tiến độ, tức là năm 2019 phải khởi công được một số đoạn tuyến; năm 2020 cơ bản hoàn thành; năm 2021 là thông xe. |
Kim Long
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…