Theo chính quyền TP. Hà Nội, việc thu phí xe vào nội đô nhằm giảm ùn tắc giao thông và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về việc đồng ý để TP. Hà Nội lập đề án thu phí phương tiện vào nội đô.
Theo đó, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về các nội dung TP. Hà Nội đề xuất liên quan đến bổ sung phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Mục đích của việc này là để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào và quy định mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải lưu hành của phương tiện cơ giới đường bộ thông qua đăng kiểm phương tiện.
Chính phủ cũng yêu cầu UBND TP. Hà Nội tiếp thu các ý kiến của Bộ Tài chính để lập “Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới”, trình HĐND thành phố trước khi báo cáo Chính phủ theo quy định tại Luật phí và Lệ phí.
UBND TP. Hà Nội báo cáo Bộ Tài chính về cơ sở pháp lý và tác động của khoản phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện cơ giới đường bộ.
Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của UBND TP. Hà Nội, chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ GTVT hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
Trước đó, UBND TP. Hà Nội có văn bản đề xuất Thủ tướng xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy định để làm cơ sở cho thành phố thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”.
Theo chính quyền TP. Hà Nội, việc thu phí xe vào nội đô nhằm giảm ùn tắc giao thông và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, việc lập đề án trên có vướng mắc do trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí năm 2015 không có tên loại “phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.
Vì vậy, UBND thành phố cho rằng để thu được phí thì cần đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung khoản phí này vào danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí.
Hà Nội hiện có khoảng 5,5 triệu xe máy, trên 600.000 ô tô, 7.000 xe đạp điện. Dự báo đến năm 2020, thành phố sẽ có hơn 843 nghìn ô tô, hơn 6 triệu xe mô tô, xe gắn máy. Đến năm 2030, ô tô là hơn 1,9 triệu; xe máy là hơn 7,5 triệu.
Kim Long
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…