Categories: Thời sựViệt Nam

Chủ tịch TP Hà Nội: Biến thể Omicron đã song hành với Delta, số ca dự báo tiếp tục tăng

Ông Chu Ngọc Anh – Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết việc giải trình tự gene chưa có kết quả cuối cùng nhưng thực tế có thể nhận định hiện Hà Nội đã lưu hành chủng Omicron song hành với chủng Delta. Theo đánh giá của chuyên gia, nửa tháng nữa, số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao, gây khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở. 

Một điểm xét nghiệm cấp chứng nhận F0 tại Hà Nội, tháng 2/2022. (Ảnh minh họa: soyte.hanoi.gov.vn)

Thông tin trên được ông Ngọc Anh nêu ra tại buổi họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường vào sáng 27/2 trong bối cảnh số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) liên tục xác lập các mức kỷ lục trong ngày.

Đưa ra số liệu tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế – ông Nguyễn Đình Hưng cho biết trong kỳ báo cáo từ ngày 23 đến 26/2, TP ghi nhận 36.904 ca mắc COVID-19, trung bình ghi nhận 9.226 ca bệnh/ngày, tăng nhiều so với kỳ báo cáo trước (trung bình 5.128 ca bệnh/ngày). Trong đó, ngày cao nhất ghi nhận 10.785 ca và dự báo số bệnh nhân tiếp tục tăng trong các tuần tiếp theo.

Theo nhận định của đại diện Sở Y tế, thời gian tới, dịch COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, số lượng mắc, chuyển nặng sẽ tăng cao nên áp lực lên hệ thống y tế ngày càng nhiều.

Giám đốc Sở Y tế- bà Trần Thị Nhị Hà nhận định thời gian tới, số ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng cao khi các hoạt động mở cửa trở lại, đồng thời cần có sự điều tiết từ thành phố đến các địa phương để hỗ trợ việc điều trị cho F0 thể nặng (khoảng 5%), đặc biệt là các bệnh nhân nhi.

Cho rằng biến chủng Omicron đang tồn tại song hành cùng với chủng Delta, bà Hà cho biết sẽ sớm có kết quả giải trình tự gene để có hướng điều trị phù hợp.

“Việc giải trình tự gene chưa có kết quả cuối cùng nhưng trên thực tế có thể nhận định hiện Hà Nội đã lưu hành chủng Omicron song hành với chủng Delta bởi tốc độ lây lan COVID-19 rất nhanh. Theo các chuyên gia, nửa tháng nữa, số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao”, ông Ngọc Anh nói.

Ông Ngọc Anh nhận định hiện diễn biến dịch bệnh rất phức tạp, TP đã có ngày trên 10.000 ca mắc COVID-19; 74 xã phường (12/8%) đã chuyển sang cấp độ 3. Về hiện trạng bệnh, số bệnh nhân thể nhẹ, không triệu chứng chiếm đa số 96%, (trong đó 95% tổng số ca nhiễm điều trị tại nhà); Ông Ngọc Anh khẳng định số bệnh nhân chuyển tầng, số ca điều trị tầng 2, tầng 3 vẫn được kiểm soát.

“Diễn biến này mang đến áp lực ngày càng tăng cho y tế các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Trong đó gánh nặng đang là thủ tục xác nhận F0 và khỏi bệnh trong khi chúng ta vẫn phải tiếp tục tập trung rà soát đối tượng nguy cơ, người già có bệnh nền… chưa được tiêm đủ mũi; bên cạnh đó là nguy cơ lây nhiễm với lực lượng tuyến đầu…”, ông Ngọc Anh nói, cho hay cuộc họp lần này chính để bàn giải pháp trong tình hình mới để giảm tải cho y tế cơ sở.

Theo đại diện ngành y, các đơn vị đã phản ánh về tình trạng quá tải, thiếu nhân lực ở cấp xã phường hiện nay. Tại quận Hà Đông, số ca F0 đang gia tăng nhưng tại nhiều trạm y tế phường, 50% nhân lực là F0, nhiều F1. Quận Nam Từ Liêm đề xuất thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế tư nhân tiếp tục hỗ trợ việc điều trị, phòng dịch; Bảo hiểm xã hội linh hoạt trong việc chi trả bảo hiểm cho các F0 khỏi bệnh…

Bà Hà cho rằng Trưởng BCĐ phòng chống dịch các quận huyện cần chủ động làm việc với các bệnh viện trên địa bàn theo nội dung TP đã làm việc: điều trị bệnh nhân tầng 2,3; dành ít nhất 50% số giường… Khi đó, sở sẽ điều tiết lại, đảm bảo bệnh nhân được điều trị ngay trên địa bàn.

Về việc báo chí có phản ánh ở một số địa bàn, người dân khó khăn trong việc xác nhận F0, khỏi bệnh, xác nhận để thanh toán bảo hiểm y tế, bà Hà thừa nhận trong tuần qua, một số địa phương có số ca mắc tăng cao như Hoàng Mai, Đông Anh, Nam Từ Liêm, Sóc Sơn…, có nơi có tình trạng người dân phải xếp hàng, gây bức xúc. “Việc xác nhận F0 hay hết thời gian cách ly người dân có thể tự làm test nhanh khi được nhân viên y tế giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp – nghĩa là thực hiện online cũng được.” – bà Hà nói.

Từ ngày 28/2, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã tại Hà Nội đã chuyển sang học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tiếp tục học trực tiếp.

Ngày 27/2, Hà Nội ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục 11.517 ca (3.887 ca cộng đồng và 7.630 ca đã cách ly). Tổng số ca tử vong tại TP là 962 ca, chiếm tỷ lệ 0,37% trong tổng số ca nhiễm (259.302 ca).

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19, hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.

Sơn Nguyên

Sơn Nguyên

Published by
Sơn Nguyên

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

6 phút ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

1 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

1 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

2 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

3 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

3 giờ ago