Chỉ trong gần 1 năm, toàn tỉnh Kon Tum xảy ra 83 vụ phá rừng gây thiệt hại gần 420m3 gỗ các loại. Có 27 cán bộ đã bị kỷ luật, trong đó, 16 người là quản lý.
Ngày 14/12, UBND tỉnh Kon Tum cho biết tính từ đầu năm đến tháng 11/2022, có 83 vụ phá rừng đã được phát hiện, khối lượng thiệt hại là hơn 419 m3 gỗ các loại với diện tích hơn 32 ha.
Có 95 vụ vi phạm liên quan tới phá rừng đã bị cơ quan chức năng xử lý. Trong đó, 63 vụ bị xử lý hành chính, 17 vụ bị xử lý hình sự và 23 vụ đang được điều tra, xác minh… 27 người bị ngành chức năng kỷ luật, trong đó, 16 người là quản lý.
Trong các vụ phá rừng đã được phát hiện, 2 vụ có quy mô lớn. Vụ thứ nhất xảy ra tại Tiểu khu 708 và 709 thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia H’Drai quản lý, khối lượng thiệt hại là hơn 69 m3 gỗ các loại.
Vụ việc đã được cơ quan chức năng khởi tố và chuyển hồ sơ sang Công an huyện Ia H’Drai giải quyết theo quy định. Sau đó, cơ quan công an đã bắt tạm giam 2 bị can có liên quan để tiếp tục điều tra.
Liên quan đến vụ phá rừng này, có 7 người thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia H’Drai và Hạt kiểm lâm huyện Ia H’Drai bị xử lý trách nhiệm. Trong đó, 4 người bị truy cứu trách nhiệm về mặt Đảng.
Vụ phá rừng thứ hai xảy ra tại Tiểu khu 692 thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý, thiệt hại 147 m3 gỗ các loại. Vụ việc đã được cơ quan chức năng khởi tố và chuyển hồ sơ sang Công an huyện Sa Thầy giải quyết theo quy định. Sau đó, cơ quan công an đã bắt tạm giam 4 bị can. Hiện, vụ việc đang được tiếp tục điều tra.
Liên quan đến vụ phá rừng này, có 9 người thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy và Hạt kiểm lâm huyện Sa Thầy bị truy cứu trách nhiệm.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, nguyên nhân xảy ra các vụ phá rừng nêu trên là do việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số nơi chưa sát sao; trách nhiệm của một số cán bộ bảo vệ rừng chưa cao, còn có tình trạng buông lỏng quản lý, tiếp tay cho lâm tặc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
Vẫn theo giới chức tỉnh Kon Tum, tình trạng phá rừng liên tục trong năm còn do năng lực quản lý hạn chế của một số chủ rừng; các lực lượng chức năng phối hợp chưa tốt; đãi ngộ hạn chế đối với lực lượng bảo vệ rừng dẫn đến tình trạng cán bộ bỏ việc, thôi việc, chuyển việc gây khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
Dàn lãnh đạo bị kỷ luật do liên quan tới các vụ phá rừng tại Kon Tum16 người giữ chức vụ lãnh đạo bị kỷ luật, gồm: 1 người bị cách chức, 4 người bị cảnh cáo, 8 người bị khiển trách và 3 người bị kéo dài thời gian nâng lương 6 tháng (từ 12 tháng lên 18 tháng mới nâng 1 bậc lương). Cụ thể, ông Nguyễn Trường Giang – Giám đốc Lâm trường Sê San (Công ty Lâm nghiệp Ia H’Drai) bị kỷ luật cách chức. Tám người bị kỷ luật khiển trách gồm:
Bốn người bị kỷ luật cảnh cáo gồm: |
Khánh Vy
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…