Chuyên gia cảnh báo ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển 0,8m

Mới đây, nhóm chuyên gia từ Đại học Utrecht, Hà Lan cảnh báo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 0,8m và với tốc độ lún hiện nay, khoảng cách này sẽ bị xóa chỉ trong vòng hơn 50 năm nữa, ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 12 triệu dân.

Quốc lộ 91 sạt lở. (Ảnh: baoangiang)

Dữ liệu mới nhất về tốc độ chìm của ĐBSCL vừa được công bố trên Tạp chí khoa học Nature Communications ngày 28/8 bởi nhóm nghiên cứu của ĐH Utrecht, Hà Lan.

Theo đó, các chuyên gia cảnh báo rằng tốc độ chìm của ĐBSCL cao hơn nhiều so với dự báo.

Nghiên cứu này cho thấy trên thực tế, ĐBSCL chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m, chênh lệch gần 2m so với các dữ liệu vệ tinh thường được trích dẫn (2,6m).

Với tốc độ chìm hiện nay, khoảng cách 0,8m này sẽ bị nước biển “xóa” đi chỉ trong vòng 57 năm tới, với khoảng 12 triệu người sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, việc khai thác nước ngầm quá mức kết hợp với tốc độ gia tăng mực nước biển do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo đã kéo theo tình trạng sụt lún đất, có thể khiến gần như toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị chìm trong tương lai.

Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng. Ngoài ra, việc khai thác bùn cát quá mức, gia tăng tải trọng (do đô thị hóa, xây dựng hạ tầng)… cũng tác động khiến vùng ĐBSCL bị sụt lún.

Các chuyên gia Hà Lan đã nhấn mạnh đến sự phát triển không bền vững, nguy cơ đô thị hóa, bê tông hóa ở ĐBSCL.

Để giảm tốc độ chìm của ĐBSCL, nhiều chuyên gia trong nước đã khuyến cáo hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm, chú trọng đầu tư phát triển công trình thủy lợi cấp nước, chuyển nguồn nước mặt đến các vùng khó khăn, ven biển để thay thế nguồn khai thác nước ngầm phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau (nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và nước sinh hoạt).

Ngoài ra, cần thực hiện chiến lược gây bồi cho ĐBSCL; giảm trọng lượng cho nền đất ở ĐBSCL bằng cách phát triển các khu đô thị nhưng không xây nhiều nhà cao tầng, không làm nhiều đường bê tông; phân bố mật độ dân cư hợp lý.

Xuân Lan (t/h)

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Tổng thống Trump sẽ hoãn lệnh cấm TikTok thêm 75 ngày

Tổng thống Donald Trump tuyên bố vào thứ Sáu (4/4) rằng ông sẽ ký một…

13 phút ago

Giám đốc FBI Patel lãnh đạo nhiệm vụ xóa bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc trên đất Mỹ

Giám đốc FBI Kash Patel đang giải quyết vấn đề ảnh hưởng của Trung Quốc…

29 phút ago

Giá vàng mua vào hơn 97 triệu đồng/lượng, giảm gần 2 triệu chỉ sau một đêm

Vàng thế giới lao dốc trong đêm, giảm gần 80 USD/ounce (tương đương với 4…

1 giờ ago

Tập đoàn FLC bị phạt hơn 92 triệu đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị phạt 92,5 triệu đồng do vi phạm…

2 giờ ago

Đắk Lắk ghi nhận 9 ổ dịch bệnh trên động vật

9 ổ dịch bệnh ghi nhận gồm 6 ổ dịch bệnh dại và 3 ổ…

2 giờ ago

Đại tá Nguyễn Đức Huy làm Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

Đại tá Nguyễn Đức Huy, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, cán bộ biệt…

3 giờ ago