Categories: Thời sựViệt Nam

Cô gái người H’Mông tử vong vì bệnh dại sau 18 tháng bị chó nhà cắn

Bị chó nhà cắn chảy máu, nữ bệnh nhân người dân tộc H’Mông chủ quan không đi tiêm phòng dại và tử vong sau đó 18 tháng.

Bệnh nhân nữ người dân tộc H’Mông tử vong sau 18 tháng bị chó cắn. (Ảnh: Aleksandar Malivuk/Shutterstock)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai cho biết trường hợp một bệnh nhân trên địa bàn được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tử vong do bệnh dại.

18 tháng trước đó, bệnh nhân nữ người dân tộc H’Mông (SN 2000, trú tại thôn Thẩm Phúc, Cốc Ly, Bắc Hà) này bị chó của gia đình cắn vào ngón trỏ tay trái có chảy máu. Sau khi cắn nữ bệnh nhân 3 ngày, con chó đó đã chết. Cô cũng chủ quan không đi tiêm vaccine, huyết thanh phòng bệnh dại mà đi làm tại Hà Nội.

Đến tháng 1/2023, cô có biểu hiện bệnh và đi khám ở bệnh viện tư nhân, sau đó được chuyển vào Bệnh viện Nhiệt đới trung ương với tình trạng mệt mỏi, khó chịu, khó thở, co giật, xuất tiết đờm dãi nhiều.

Ngày 17/1, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu nước bọt và dịch não tủy để xét nghiệm, kết quả dương tính với virus dại và đã tử vong.

Một tháng sau đó, thêm một trường hợp tương tự đã xảy ra tại lào Cai. Vào chiều ngày 18/2, nam sinh viên (SN 2007), học Trường Cao đẳng Lào Cai, bị 2 con chó thả rông cắn khi đang đi tập thể dục. 

Nam sinh viên này được người dân phát hiện và đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng hoảng loạn, đa chấn thương trên toàn cơ thể, sơ bộ có khoảng 10 vết thương lớn gây rách sâu phần mềm và nhiều vết thương do răng chó cắn gây nên.

Được biết, bệnh dại lây truyền từ động vật (thường là chó, mèo) sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra.

Để phòng, chống bệnh dại và giảm tỷ lệ tử vong, những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus dại cần tiêm phòng trước phơi nhiễm.

Điều trị dự phòng bằng vaccine, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế đối với những người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại.

Khi nuôi chó, mèo cần phải tiêm phòng bệnh dại đầy đủ và đúng lịch. Không nên thả rông chó, mèo. Nếu cho chó, mèo ra đường, phải đeo rọ mõm theo quy định. 

Nếu bị chó, mèo cắn, cào, cần kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại, không nên dùng thuốc tự chữa tại nhà. 

Trong tháng 1/2023, theo thống kê của các cơ sở y tế trong cả nước, đã có trên 50.000 người bị chó, mèo cắn, cào phải tiêm chủng phòng bệnh dại, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Trưởng Văn phòng Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người (Bộ Y tế) cho biết.

Cũng theo thống kê của Văn phòng trên, trong năm 2022, cả nước ghi nhận 70 người ở 34 tỉnh, thành tử vong vì bệnh dại, tăng 17 người so với năm 2021, cũng như ở địa bàn miền Trung và Nam bộ, số ca tử vong vì bệnh dại có xu hướng tăng. 

Thạch Lam

Thạch Lam

Published by
Thạch Lam

Recent Posts

Anh nông dân Trần Văn Nghĩa lái drone cứu người được trao bằng khen

Với phản xạ nhanh, can đảm đưa thành công hai cháu bé vào bờ bằng…

22 phút ago

9 quốc gia trên thế giới đã sở hữu hạt nhân như thế nào?

Cuộc cạnh tranh hạt nhân toàn cầu đang bước vào một kỷ nguyên Chiến tranh…

42 phút ago

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

1 giờ ago

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

3 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

4 giờ ago