ĐB Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) cho rằng “Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước có hạn, đảm bảo cho các thế hệ sau có nước sạch để sử dụng, tránh tình trạng đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Sáng ngày 30/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019 cũng như kế hoạch 2020.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (tỉnh Tiền Giang) đặt ra vấn đề thiếu nước sạch trong sinh hoạt.
Ông cho rằng năm qua diễn ra việc thiếu nước sạch nghiêm trọng ở một số địa phương trên cả nước. Dù có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có chung hệ quả là thiếu nước sạch cho người sử dụng.
“Nước sạch cần cho nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng lại không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Một số địa phương đã phản ánh việc quá tải trong khai thác nước ngầm ở nước ta.
Tôi kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp tích cực trong xử lý nguồn nước, tái sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt, giảm dần việc khai thác nước mặt, nước ngầm. Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước có hạn, đảm bảo cho các thế hệ sau có nước sạch để sử dụng, tránh tình trạng đời cha ăn mặn, đời con khát nước” – ĐB Hải nói.
Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) cho biết trong thời gian qua cử tri hết sức quan tâm đến việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Nhiều ý kiến cho rằng việc thi bằng phương thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán trong kỳ thi trung học phổ thông khiến cử tri chưa yên tâm. Bà Ánh cho hay phương thức thi này cũng là một nguyên nhân gây ra sai phạm hàng loạt đối với cuộc thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại một số tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Bà Dương Minh Ánh cho rằng phương pháp thi, đánh giá này tạo nên cách dạy và học mới. Tư duy với những môn này có sự thay đổi, thầy cô chỉ cần dạy cho học sinh cách thức làm bài, còn kết quả thì có người khác lo. Bà Ánh đề nghị Bộ GD-ĐT, Chính phủ nghiên cứu, xem xét lại cách thức thi này.
Đại biểu Lê Công Nhường cho hay trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, ngư dân là lực lượng tham gia đóng góp lớn, nhưng chính sách cho đối tượng này lại chưa được quan tâm đúng mức.
Ông Nhường cung cấp thông tin tổng số nợ các ngân hàng cho ngư dân vay đóng tàu cá trên cả nước đến nay là gần 11.700 tỷ đồng, công suất của các tàu cá đã vượt qua nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam, nên nhiều ngư dân đã vi phạm khi đánh bắt vùng biển bên ngoài.
Ngoài ra, cơ quan chức năng công bố 21 mẫu tàu vỏ thép được cấp phép đóng mới theo Nghị định 67, nhưng khi áp dụng từng địa phương chưa phù hợp, một số tàu vừa hoạt động một năm đã hư hỏng.
Tại Bình Định hiện có 47 chủ tàu nợ gần 208 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 104 tỷ, lãi 107 tỷ đồng. Theo quy định, các chủ tàu này không được hỗ trợ lãi suất ngân hàng, việc thu nợ khó khăn.
“Thực tế này cho thấy chúng ta đã quá vội vàng khi triển khai Nghị định 67, có những ngư dân giỏi đã trở thành con nợ xấu“, ông Nhưỡng nói và cho rằng để phát triển nghề cá bền vững thì không chỉ cần nâng cấp phương tiện, kỹ thuật mà điều quan trọng là phải đào tạo ngư dân làm chủ tàu vỏ thép.
Ông đề nghị các cơ quan quản lý nhanh chóng đưa ra hướng dẫn để xử lý, trong đó có việc bàn giao khoản nợ từ chủ tàu cũ sang chủ tàu mới, quy định cụ thể về nợ quá hạn, lãi suất cho vay để địa phương có cơ sở thực hiện.
Hoàng Minh
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…