Categories: Thời sựViệt Nam

ĐBQH: ‘Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT’

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng nên tiến tới bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng như trước đây.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). (Ảnh: quochoi.vn)

Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho biết hiện nay, một số đại biểu đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học. Một số đề nghị tiếp tục giữ kỳ tốt nghiệp THPT và giao các địa phương thực hiện.

Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh, cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy, chính sách giáo dục và tuyển sinh đại học, cao đẳng; đồng thời, tạo hành lang pháp lý để thể chế hóa giáo dục thường xuyên, tự học của người dân trong tương lai.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi tiếp tục việc học ở nước ngoài”, ông Bình nói.

Vì thế, để linh hoạt cho Chính phủ trong tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT, ông Bình cho biết dự thảo luật chỉ quy định nguyên tắc học sinh học hết chương trình THPT thì được dự thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT, không quy định phương thức cũng như quy mô tổ chức thi.

Ý kiến về việc này, đại biểu Phạm Văn Hoà – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đánh giá kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua được dư luận rất quan tâm. Dù xảy ra tiêu cực trong thi cử, nhưng tỷ lệ đỗ rất cao, có địa phương đạt 99%.

Như vậy, việc tổ chức thi với cách thức như vừa qua đã hợp lý chưa?” ông Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi.

Từ đó, ông Phạm Văn Hòa cho rằng nên tiến tới bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng như trước đây.

Với những học sinh đủ điều kiện, ngành giáo dục nên cấp bằng công nhận tốt nghiệp THPT. Những học sinh khá, giỏi có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng như trước đây. Những học sinh có học lực kém hơn có thể lựa chọn học nghề, lao động theo sở thích, năng lực. Tôi cho rằng như vậy sẽ tiết kiệm chi phí ngân sách Nhà nước và các gia đình, đồng thời chất lượng đầu vào các trường đại học, cao đẳng cũng sẽ được siết chặt, nâng lên” – ông Hòa nói.

Văn Duy

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago