Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Bắc Ninh. (Ảnh: bacninh.gov.vn)
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị quy định cụ thể các loại phụ cấp, khoản bổ sung không phải đóng bảo hiểm xã hội ngoài tiền lương.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có văn bản góp ý vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị quy định cụ thể các loại phụ cấp, khoản bổ sung không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không gồm các chế độ và phúc lợi khác như: thưởng theo quy định tại điều 104 Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân tử vong, có người thân kết hôn, sinh nhật, trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động…
Lý giải cho đề xuất này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng doanh nghiệp có nhiều khoản phụ cấp, bổ sung trả cho người lao động với các tên gọi đa dạng, phong phú hoặc gọi theo vùng miền, dẫn đến khó xác định chính xác khoản nào làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Việc bổ sung các khoản tiền không gắn với quá trình lao động, làm việc như đề xuất này còn tạo thuận lợi khi thực hiện.
Về truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội đề xuất cụ thể lãi suất làm cơ sở tính tiền lãi truy thu ở mức 0,03%/ngày để phù hợp, thống nhất cách tính với doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng.
Nếu chủ sử dụng lao động chưa đóng đủ số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì giải quyết chế độ, xác nhận thời gian đóng cho người lao động tới thời điểm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Sau khi thu hồi số tiền phải đóng, cơ quan chuyên môn xác nhận, bổ sung thời gian đóng và điều chỉnh mức hưởng chế độ liên quan. Việc này phù hợp với nguyên tắc “đóng đến đâu, xác nhận đến đó”, đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động.
Từ ngày 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực, mức lương cao nhất đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động bằng 20 lần mức tham chiếu (lương cơ sở) tại thời điểm đóng.
Cụ thể, năm 2025, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do vậy, mức cao nhất đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 là: 20 x 2,34 triệu đồng = 46,8 triệu đồng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải thích việc quy định mức trần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bảo đảm sự bình đẳng.
Thực tế, có nhiều người làm quản lý trong các doanh nghiệp FDI có mức lương từ 200 – 300 triệu đồng/tháng, nếu không quy định mức trần thì lúc về hưu sẽ hưởng lương rất cao, tạo nên sự chênh lệch lớn giữa những người hưởng lương hưu.
Minh Long
Một cán bộ Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh…
Người dùng TikTok tại Mỹ đang bị “ngập đầu” trong loạt video từ các KOL…
Tại thời điểm 17h30, vàng SJC niêm yết ở mức 113-115,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn…
Nhà Trắng cho biết “Trung Quốc bây giờ phải đối mặt với một mức thuế…
Hình ảnh 3 biểu ngữ được treo trên một cây cầu vượt tại thành phố…
Thuế quan của Tổng thống Trump đã giáng một đòn nặng nề vào hoạt động…