Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vừa được trình tại Quốc hội chiều 31/10. Theo đánh giá, đây là một dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính mạng con người cũng như công tác đảm bảo an ninh trật tự, chủ quyền quốc gia.
Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được quy định thành luật, để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp lệnh áp dụng trong 4 năm qua.
Theo quy định của dự luật, vũ khí quân dụng gồm:
Theo Điều 17 dự luật, đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng gồm:
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị không trang bị vũ khí quân dụng cho Công an xã (thuộc Công an nhân dân) vì đây không phải là lực lượng Công an nhân dân chính quy.
Ngoài ra, về việc có trang bị vũ khí cho lực lượng thanh niên xung phong hay không, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (tổ thảo luận TP.HCM) cho rằng không nên.
“Đã nói vũ khí là những lực lượng an ninh quốc phòng, những lực lượng này thiếu người hay sao phải đưa vũ khí cho thanh niên xung phong? Nếu trang bị vũ khí cho lực lượng thanh niên xung phong có thể gây xung đột xã hội“, ông Nghĩa nêu vấn đề.
Theo nhận định, dự thảo Luật mới chỉ quy định các lực lượng được trang bị, chưa quy định đối tượng cụ thể được trang bị. Do đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị bổ sung trong Luật này quy định về nguyên tắc trang bị, tiêu chí đối tượng được trang bị, chủng loại được trang bị, tiêu chuẩn của người sử dụng, nhất là đối với việc trang bị vũ khí quân dụng, thay vì chỉ chỉ định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về việc trang bị vũ khí quân dụng đối với các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể đối với các đối tượng trong Công an nhân dân.
>> TP.HCM: Nổ súng trong trụ sở UBND phường, 1 người tử vong
Đây là điểm thay đổi so với Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12, sửa đổi, bổ sung tại Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13.
Trong pháp lệnh hiện hành không có quy định về các trường hợp trước khi nổ súng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh hoặc bắn chỉ thiên.
Theo dự luật vừa được đưa ra trình, quy định trước khi nổ súng phải cảnh báo được áp dụng đối với có 5 trường hợp sau:
5 trường hợp được nổ súng không cần cảnh báo bao gồm:
Dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gồm 8 chương, 75 Điều. Dự kiến, luật này sẽ có hiệu lực thi hành vào năm 2018, thay thế Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành năm 2011, được sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Lê Trai
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…