Categories: Thời sựViệt Nam

Đề xuất người bán hàng rong, cửu vạn, xe ôm… được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa trình Chính phủ dự thảo quyết định về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với một số thay đổi so với dự thảo trước đó.

Người phụ nữ nghèo đội mũ bảo hiểm xe máy ngồi trên vỉa hè ở trung tâm TP.HCM, ngày 21/3/2020. (Ảnh: OlegD/Shutterstock)

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất chuyển thẩm quyển quyết định tất cả các đối tượng nhận hỗ trợ của gói an sinh xã hội về cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, thay vì có cấp Phòng và Sở LĐ-TB&XH như trước đó.

Đối tượng lao động tự do được xác định một số nhóm và đối tượng cụ thể, tập trung vào những công việc cơ bản như người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định, người thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa, lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), xe xích lô chở khách, bán vé số lưu động (không bao gồm các đại lý), người tự làm hoặc làm việc tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao, giải trí.

Các điều kiện của đối tượng này chỉ cần có cư trú hợp pháp tại địa phương, và giảm sâu thu nhập. Những điều kiện như hộ khẩu thường trú, tạm trú, không sở hữu đất nông nghiệp… đã được loại bỏ, sửa đổi trong dự thảo vừa trình.

“Kinh nghiệm của Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương đã triển khai cho thấy người lao động tự do được hưởng chính sách hỗ trợ chủ yếu ở chính quyền cơ sở, phường xã nơi sinh sống song cũng có thể ở nơi lao động tạm trú khi có xác nhận chưa nhận được sự hỗ trợ từ quê quán” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết tại cuộc họp trực tuyến của thường trực Chính phủ sáng 10/4.

Theo đó, người lao động tự do gặp khó khăn, có nhu cầu hỗ trợ sẽ kê khai theo mẫu gửi UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp (có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú). Trong 5 ngày làm việc, UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động bị mất việc làm đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và công khai với cộng đồng dân cư.

Trong 2 ngày làm việc, UBND cấp xã sẽ niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ.  Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của UBND cấp xã, UBND cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ.

Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng lao động. Đối với nhóm đối tượng có hợp đồng lao động nghỉ việc không lương, quá trình giải quyết hồ sơ rút gọn còn 10 ngày làm việc thay vì 25 ngày như trước. Đối với các hộ kinh doanh cá thể, lao động bị chấm dứt hợp đồng chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp…, thời gian được rút gọn từ 7-9 ngày làm việc (giảm 4-6 ngày làm việc).

Dự thảo bổ sung thêm điều kiện đối với doanh nghiệp được vay vốn lãi suất 0% để trả lương cho người lao động như doanh nghiệp phải chứng minh đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động và đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương (đối với doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương). Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả trước đó 50% tiền lương tối thiểu ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm 31/12/2019.

Khi doanh nghiệp đứng ra vay lãi 0% để trả lương, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ chi trả trực tiếp vào tài khoản của người lao động.

Ông Dung cho biết hiện các địa phương đã có danh sách của nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo. Nếu Chính phủ ra Nghị quyết trong tuần này thì trong tháng 4, những đối tượng này có khả năng được nhận hỗ trợ; còn lao động không có hợp đồng, lao động tự do… phải chờ các đơn vị rà soát, thống kê nên sang tháng 5 có thể bắt đầu nhận được hỗ trợ.

Trước đó, ngày 9/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết thông qua các biện pháp hỗ trợ lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Gói hỗ trợ hơn 62.000 tỷ đồng.

Khoảng 20 triệu người thuộc 7 nhóm đối tượng được nhận hỗ trợ, bao gồm:

– Người có công với cách mạng đang hưởng chính sách ưu đãi hàng tháng

– Đối tượng bảo trợ xã hội.

– Hộ nghèo, hộ cận nghèo.

– Người lao động theo chế độ hợp đồng phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương.

– Người lao động bị chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động tự do, không có giao kết hợp đồng.

– Người sử dụng lao động khó khăn về tài chính được vay 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương cho người lao động.

– Hộ kinh doanh cá thể thu nhập dưới 100 triệu bị ngừng kinh doanh theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định một số chính sách khác hỗ trợ người lao động có quan hệ lao động bị ảnh hưởng sâu do dịch COVID-19.

Nguyễn Quân

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

7 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

24 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

33 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

38 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago