Việt Nam

Đến năm 2035, Hà Nội sẽ thay 50% xe buýt diesel bằng xe điện

Hà Nội đặt mục tiêu thay thế 50% xe buýt diesel bằng xe điện đến năm 2035 với lộ trình được chia thành nhiều giai đoạn.

Xe buýt điện hoạt động tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: NIA/hanoionline.vn)

Thông tin trên do ông Đỗ Phan Anh, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội, nói tại hội thảo quốc tế “Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện”, ngày 10/11.

Theo ông Anh, việc sử dụng xe buýt nhiên liệu hóa thạch mang đến những hệ lụy như lượng khí phát thải ra môi trường cao, gia tăng cường độ lao động của nhân viên lái xe do sử dụng tay số cơ và ly hợp liên tục, không thuận tiện an toàn cho hành khách lên xuống, do sàn xe cao…

Hà Nội hiện là địa phương có nhiều loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường đang được khai thác, gồm xe buýt CNG (loại xe buýt sử dụng khí thiên nhiên nén) và buýt điện, taxi điện, đường sắt đô thị, xe điện hai bánh và xe đạp công cộng.

Hà Nội có 2.034 xe buýt được trợ giá, với 277 xe sử dụng năng lượng sạch (gồm 139 xe CNG và 138 xe buýt điện, đạt 13,6% toàn mạng). Trong đó, trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV trở lên.

Tuy nhiên, vẫn có 1.757 xe buýt đang sử dụng nhiên liệu diesel cần có lộ trình thay thế sang sử dụng nhiên liệu năng lượng sạch. Số lượng phương tiện cũ, đạt tiêu chuẩn khí thải thấp đang còn tương đối lớn khi số xe buýt trên 5 năm chiếm tỷ lệ 39% và đạt dưới chuẩn Euro IV chiếm 44,5%.

Ông Anh cho biết lộ trình chuyển đổi dự kiến đang được Sở GTVT nghiên cứu để chia thành từng giai đoạn, gồm giai đoạn 1 từ năm 2025-2030, số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 157 xe/năm. Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 2031-2035, số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 162 xe/năm.

Như vậy, nếu theo lộ trình từ năm 2025 đến 2030 mỗi năm Hà Nội phải chuyển đổi 157 xe thì đến năm 2030 sẽ có gần 785.000 xe buýt điện trên tổng số hơn 2 nghìn xe buýt hoạt động. Theo tính toán từ các con số trên, nếu cộng với xe CNG, đến năm 2035 địa phương này sẽ đạt 50% tỷ lệ là xe buýt điện.

Cũng theo ông Anh, hiện nay tại Việt Nam, mới chỉ có duy nhất VinFast sản xuất và lắp ráp xe buýt điện. Ngoài ra, nguồn cung cấp xe buýt điện trên thế giới hiện tại chủ yếu đến từ các công ty sản xuất lớn của Trung Quốc như BYD, Foton, Yuton…với trên 90% sản lượng toàn cầu.

Việc chuyển sang xe buýt điện cần mức tiêu hao năng lượng điện lớn, tập trung theo các khu vực có điểm đầu cuối, depot xe buýt.

Do vậy, ngành điện lực cần hỗ trợ trong việc quy hoạch, nâng cấp nguồn điện để đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho hệ thống các trạm sạc.

Bên cạnh đó, các depot cần được xác định rõ vị trí để lắp đặt trạm sạc và các công trình phụ trợ để bố trí nguồn điện cho phù hợp, cần thời gian từ 3-5 năm để nâng cấp hệ thống điện khi số lượng phương tiện sử dụng điện lên trên 1.000 xe.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

2 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago