Cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 6.500 con vịt tại hai ổ dịch cúm A/H5N6 tại huyện Phú Lộc. (Ảnh: baothuathienhue.vn)
Lực lượng thú y tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ghi nhận và tiêu hủy hơn 6.500 con vịt bị nhiễm cúm A/H5N6 tại huyện Phú Lộc.
Ngày 11/4, ông Nguyễn Văn Hưng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết Chi cục đã ghi nhận hai đàn vịt với số lượng hơn 6.500 con ở xã Lộc An và Lộc Hòa (huyện Phú Lộc) nhiễm cúm A/H5N6.
Hai đàn vịt thuộc sở hữu của trang trại ông Đặng Hương (ở thôn Bắc Thượng, xã Lộc An) và của ông Trương Thanh Trường (ở thôn Làng Đông, xã Lộc Hòa). Trong đó, trang trại của ông Đặng Hương tiêu hủy hơn 2.000 con, trang trại của ông Trường tiêu hủy 4.500 con vịt.
Trước đó, ngày 8/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên – Huế tiến hành kiểm tra sau khi nhận được báo cáo đàn vịt của hai hộ nuôi trên bị chết hàng loạt và gửi mẫu đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng 3. Kết quả xét nghiệm cho thấy hơn 6.500 con vịt của hai hộ nuôi dương tính với cúm A/H5N6.
Số vịt mắc bệnh tại hai hộ chăn nuôi có biểu hiện lâm sàng như xoay đầu, phân nhầy màu trắng, xanh, mắt đục mờ. Được biết, số vịt này đã tiêm phòng vắc xin dịch tả lúc 7 ngày tuổi và chưa đến tuổi tiêm phòng vắc xin cúm thì phát bệnh.
Toàn bộ số vịt bị nhiễm cúm A/H5N6 sau đó được tiêu hủy, hai khu vực trang trại của hai hộ nuôi cũng được dùng thuốc để tiêu độc khử trùng, tránh dịch bệnh lây lan. Lực lượng chức năng cũng rà soát các đàn vịt còn lại trong phạm vi 3km, tiêm phòng bao vây vắc xin cúm gia cầm, dịch tả vịt.
Trước đó, theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu, từ tháng 10/2016 đến khoảng tháng 2/2017, Trung Quốc đã phát hiện 425 trường hợp mắc cúm A/H7N9, tập trung ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, gần một nửa trong số đã tử vong. Đáng chú ý là các tỉnh có các ca mắc bệnh như Quảng Tây, Vân Nam,… giáp biên giới với Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh. Tính đến ngày 12/2, ít nhất 87 người đã tử vong. Giới chức y tế nước này đã ban bố lệnh báo động nghiêm trọng trước sự bùng phát của dịch cúm gia cầm.
Sự bùng nổ dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nước này vào Việt Nam qua biên giới tăng cao, chiều ngày 20/2, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp khẩn bàn biện pháp ứng phó với dịch cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1.
Cập nhật tình hình dịch cúm gia cầm tại các tỉnh thành trong cả nước, chỉ trong tháng 2/2017, tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện 6 ổ dịch cúm gia cầm, tiêu hủy trên 19.000 con gà, vịt bị dịch bệnh.
Với nguy cơ dịch cúm gia cầm xuất hiện ở 6 tỉnh, thành trong cả nước là: Nam Định, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Sóc Trăng, An Giang và Bạc Liêu, TP.HCM cũng tiến hành tiêu độc khử trùng trong khu vực thành phố từ ngày 23/2 đến 23/3, tập trung vào các khu dân cư, điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm, các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép; đồng thời tăng cường quản lý các điểm chăn nuôi, giết mổ gia cầm trên địa bàn thành phố.
Tính đến ngày 10/4/2017, cả nước có 04 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 của 4 hộ chăn nuôi tại 3 tỉnh chưa qua 21 ngày là:
Hải Anh (T/h)
Xem thêm:
Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…
Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…
Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…
Phe chống Tập đã không còn kiên nhẫn và chính thức giành lấy quyền lực…
Hôm thứ Tư (2/4), chính quyền Trump đã công bố công thức được chờ đợi…