Công an TP.HCM phát hiện điện thoại thông minh từ thương hiệu của nhà sản xuất Trung Quốc tự động gửi thông tin cá nhân người dùng cho các nhà mạng tại Trung Quốc.
Thông tin trên được Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM, cho biết tại buổi họp kinh tế – xã hội TP ngày 3/3.
Nói thêm về lĩnh vực an toàn thông tin, theo ông Nam, ứng dụng ChatGPT được dư luận nhắc tới nhiều thời gian qua, trong quá trình sử dụng tiềm ẩn nguy cơ có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. “Đây là vấn đề rất mới”, theo ông Nam.
Về lĩnh vực an toàn xã hội, ông Nam cho biết trong tháng 2, TP ghi nhận 281 vụ vi phạm trật tự xã hội, làm chết 6 người, bị thương 29 người, tài sản thiệt hại ước tính 3 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022, thành phố tăng thêm 72 vụ.
Công an thành phố phát hiện 182/281 vụ, bắt 358 người trong các băng, ổ nhóm tội phạm nguy hiểm; 299 vụ với 175 người liên quan đến tội phạm kinh tế.
Cũng trong tháng 2, các lực lượng phát hiện 140 vụ với 318 người, thu trên 35kg ma túy các loại.
Một công bố nghiên cứu được đứng tên bởi 3 tác giả từ 2 trường đại học ở Anh quốc và Ireland: Haoyu Liu (University of Edinburgh), Douglas Leith (Trinity College Dublin), và Paul Patras (University of Edinburgh) hồi tháng 2/2023 cho thấy “điện thoại Trung Quốc đã cài sẵn các chương trình lén thu thập thông tin mà không hề báo trước cho người sử dụng”. Nhóm đã tiến hành kiểm tra với các nhà mạng khác nhau, với các địa phương khác nhau gồm cả ở ngoài Trung Quốc, hoặc thậm chí cả khi không có SIM, thì phát hiện rằng các chương trình đó cố gắng gửi đi những thông tin nhạy cảm của người sử dụng điện thoại trong tình huống không báo trước cho người dùng được biết. Điện thoại “gửi một lượng Thông tin nhận dạng cá nhân (PII) đáng lo ngại không chỉ cho nhà cung cấp thiết bị mà còn cho các nhà cung cấp dịch vụ như Baidu và các nhà khai thác mạng di động Trung Quốc”. Báo cáo viết “số liệu mà chúng tôi quan sát được đang được truyền đi bao gồm số nhận dạng thiết bị cố định (IMEI, địa chỉ MAC, v.v.), số nhận dạng vị trí (tọa độ GPS, ID mạng di động…), hồ sơ người dùng (số điện thoại, kiểu sử dụng ứng dụng, phép đo từ xa của ứng dụng), và các kết nối xã hội (lịch sử cuộc gọi/SMS/thời gian, số điện thoại liên lạc…)”. “Kết hợp lại, thông tin này đặt ra những rủi ro nghiêm trọng về việc người dùng bị lộ danh tính và bị theo dõi rộng rãi, đặc biệt là vì ở Trung Quốc, mọi số điện thoại đều được đăng ký theo ID công dân.” “Nhìn chung, những phát hiện của chúng tôi vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại về tình trạng bảo mật số liệu người dùng trên thị trường Android lớn nhất thế giới này, và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về kiểm soát quyền riêng tư chặt chẽ hơn để tăng lòng tin của người dân đối với các công ty công nghệ, nhiều công ty trong số đó thuộc sở hữu một phần của nhà nước”, các nhà nghiên cứu kết luận. |
Minh Long
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…