Đốt nương rẫy, lấy mật ong sai quy định có thể bị phạt 1,5-3 triệu đồng

Theo quy định mới, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với cá nhân là 500 triệu đồng, đối với tổ chức là 1 tỷ đồng. Trong đó, một số quy định về dùng lửa để đốt nương rẫy, lấy mật ong, đốt than cần chú ý.

Mật ong ở rừng Tây Bắc Việt Nam. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Nghị định 35/2019/NĐ-CP ban hành ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, ngày 10/6.

Nghị định quy định rõ, phạt tiền từ 475 – 500 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển trái phép sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 475 triệu đồng trở lên.

Về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các trường hợp:

– Diện tích từ 25.000 m2 đến dưới 30.000 m2 đối với cây trồng chưa thành rừng hoặcrừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có;

– Diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2 đối với rừng sản xuất

– Diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2 đối với rừng phòng hộ;

– Diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2 đối với Rừng đặc dụng;

– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80 triệu đến dưới 100 triệu đồng nếu rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

Đối với hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, đối với gỗ thông thường, bị xử phạt thấp nhất từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu khai thác dưới 0,4 m3gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên; xử phạt cao nhất từ 70-100 triệu đồng nếu khai thác trái từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.

Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA, xử phạt thấp nhất khi khai thác dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng; xử phạt cao nhất khi khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên, phạt tiền từ 150-200 triệu đồng.

Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, xử phạt thấp nhất là 1-2 triệu đồng khi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1 triệu đồng; phạt tối đa 100 triệu đồng nếu đ gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20 triệu đến dưới 30 triệu đồng.

Ngoài ra, tịch thu tang vật, tịch thu công cụ, phương tiện cơ giới tham gia khai thác rừng trái phép.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt cao nhất từ 175- 200 triệu đồng đối với một trong các trường hợp:

– Từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2 cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

– Từ 4.500 m2 đến dưới 5.000 m2 rừng sản xuất;

– Từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2 rừng phòng hộ;

– Từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2 rừng đặc dụng.

Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m trên 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng không quá 200.000.000 đồng.

Trong các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng, đáng chú ý, phạt tiền 1,5-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;

Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng;

Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật; làm hầm, lò để đốt than trái phép trong rừng;

Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích 10 ha trở lên.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

8 phút ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

28 phút ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

2 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

2 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

2 giờ ago

4 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức mạnh não bộ

Sức khỏe não bộ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng…

3 giờ ago