Categories: Thời sựViệt Nam

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Còn 3% thiết bị chưa lắp đặt

Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết dù khối lượng xây dựng đã hoàn thành, nhưng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn còn 3% thiết bị chưa lắp đặt nên chưa thể khai thác.

Một nhà ga của hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Ảnh: Sơn Trà)

Ngày 20/12, đại diện Ban Quản lý đường sắt (Bộ GTVT) cho biết dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành khối lượng xây dựng và đang trong quá trình nghiệm thu từng phần.

Tuy nhiên, dự án này chưa thể đưa vào khai thác trong tháng 12/2019 do phần lắp đặt thiết bị mới đạt khoảng 97%, phần còn lại chưa lắp đặt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.

Do đó, tổng thầu dự án (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) phải hoàn thành trước khi dự án được nghiệm thu toàn bộ.

Cùng với đó, để vận hành dự án, tổng thầu phải hoàn thiện đề cương, cũng như thực hiện vận hành thử toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong 20 ngày để đánh giá an toàn hệ thống và phục vụ nghiệm thu toàn bộ dự án.

Cũng theo đại diện Ban Quản lý dự án, việc đánh giá an toàn hệ thống do tư vấn độc lập ACT (Pháp) thực hiện.

Sau khi dự án nghiệm thu toàn bộ, được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống để khai thác, dự án sẽ được bàn giao cho UBND TP. Hà Nội, trực tiếp là Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội khai thác, vận hành.

Về phía tổng thầu, đơn vị này cho biết hiện dự án chưa hoạt động song toàn bộ thiết bị điện trong các nhà ga, đường ray vẫn phải duy trì với chi phí tiền điện khoảng 100 triệu đồng mỗi ngày. Ngoài ra, dự án phát sinh chi phí mỗi tháng khoảng 50 tỷ đồng bao gồm chi lương cho hơn 200 cán bộ Trung Quốc và Việt Nam, chi phí văn phòng, thuê nhà…

>> ‘Tuyến Cát Linh – Hà Đông công nghệ Trung Quốc nhưng tiêu chuẩn châu Âu’

Tuyến Cát Linh – Hà Đông hiện có chiều dài 13km, được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng (tương đương 552 triệu USD) từ nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc. Tổng thầu EPC do phía Trung Quốc chỉ định (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc).

Dự án sau đó được điều chỉnh lên 18.000 tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD). Qua nhiều lần hứa hẹn, đến nay, dự án vẫn chưa đủ an toàn để khai thác thương mại, khiến nhiều người bức xúc.

KTNN cũng đã chỉ rõ nhiều sai phạm liên quan tới dự án như Tổng thầu thiếu kinh nghiệm, thiết kế cơ sở sơ sài,… Đặc biệt, dự án còn chi sai tới gần 3.000 tỷ đồng. Số tiền chi sai chủ yếu do chủ đầu tư tính sai khối lượng, sai đơn giá, nhiều hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị chưa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.

Kim Long

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

18 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

50 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago