Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) cho biết vào cuối tháng 5 đến tháng 7/2024 có thể thiếu từ 1.200-2.500 MW. Trong khi năm nay, miền Bắc sẽ không có nguồn điện lớn nào được bổ sung.
EVNNPC cho biết mối lo cung ứng điện năm nay tiếp tục ở khu vực phía Bắc, khi nhiều tỉnh như Nghệ An, Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, khách hàng quy mô lớn, kéo theo mức tăng trưởng điện sử dụng của tổng công ty có thể đạt 8,7-13,7%.
Theo tính toán của EVNNPC, có 2 kịch bản cấp điện năm 2024 căn cứ trên dự báo phụ tải và công bố khả dụng của A0. Theo đó, với phương án cao, dự báo phụ tải, EVNNPC có thể thiếu từ 1.200-2.500 MW vào cuối tháng 5 đến tháng 7. Trong khi năm nay, miền Bắc sẽ không có nguồn điện lớn nào được bổ sung.
Vì vậy, EVNNPC dự kiến sẽ mua điện từ Trung Quốc qua lưới điện 220kV cấp điện cho một phần Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Thái Nguyên với sản lượng mua cả năm 2.569 tỷ kWh. Ngoài ra, đơn vị này cũng lên phương án nhập khẩu điện Trung Quốc qua các đường dây 110kV liên kết (Thâm Câu – Móng Cái, Lào Cai – Hà Khẩu, Mamaotiao – Thanh Thủy).
Để đảm bảo cung ứng điện, Bộ Công Thương vừa có văn bản giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan.
EVN có trách nhiệm công bố kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024, bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện từng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện.
Trước ngày 15/3, EVN có trách nhiệm cập nhật, báo cáo Bộ Công Thương các kế hoạch như chuẩn bị nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, các kịch bản kiểm soát, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, có dự phòng đảm bảo ứng phó với các tình huống cực đoan, sự cố, khó khăn xếp chồng; thường xuyên và bám sát tình hình thủy văn các hồ chứa thủy điện để có kế hoạch vận hành hồ chứa…
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023, ngày 2/1, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An nhắc lại 23 ngày thiếu điện trong mùa khô năm 2023 là “bài học đau xót đối với EVN” và gây ra “hậu quả khủng khiếp” cho nền kinh tế, môi trường đầu tư, uy tín của đất nước.
Theo ông An, việc đảm bảo cung ứng điện là nhiệm vụ cam go, thách thức của tập đoàn này trong năm nay và những năm tới.
Hiện EVN được giao nhiệm vụ là người mua điện duy nhất trên thị trường, khi xảy ra thiếu điện thì tập đoàn này phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tổng nguồn cung điện của EVN chỉ chiếm hơn 37%, cộng thêm nguồn cung từ các tập đoàn kinh tế nhà nước như PVN, TKV cũng chỉ chiếm 48%.
52% còn lại chiếm sản lượng rất lớn đang phụ thuộc vào các doanh nghiệp bên ngoài. Nếu các đơn vị sản xuất không tốt sẽ ảnh hưởng đến cung ứng điện cho cả nước. Theo đó, ông An đề nghị Bộ Công thương, Cục Điều tiết điện lực và cơ quan chức năng chỉ đạo sâu sát các doanh nghiệp cung ứng điện bên ngoài.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…