Theo Nghị quyết về giá xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội, giá test nhanh là 16.400 đồng; giá xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong trường hợp lấy mẫu đơn là 166.800 đồng.
Báo chí nhà nước hôm 8/12 cho biết “với 100% đại biểu đồng ý”, HĐND TP. Hà Nội đã ban hành nghị quyết về giá xét nghiệm COVID-19 (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm) không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc TP.
Cụ thể, giá xét nghiệm COVID-19 Ag test nhanh là 16.400 đồng; xét nghiệm COVID-19 Ag miễn dịch tự động/bán tự động là 38.500 đồng.
Giá xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong trường hợp lấy mẫu đơn là 166.800 đồng.
Với xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong trường hợp lấy mẫu gộp:
Ngoài ra, mức giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương và sinh phẩm xét nghiệm trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc TP. Hà Nội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2021 ngày 8/11/2021 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19.
Hôm 9/12, trả lời chất vấn về phòng dịch COVID-19 tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP khóa XVI, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết thời gian qua số ca mắc tại TP tăng cao, riêng ngày 6/12 có đến 774 ca – cao nhất từ trước tới nay.
“Dự báo thời gian tới, số ca mắc có thể lên đến 1.000 ca mỗi ngày”, bà Hà nói và cho biết thêm dịch bệnh đã “lan trong cộng đồng, nguy cơ rất cao tại tất cả các quận huyện, có thể xuất hiện biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn”, trong khi đó “thực trạng quá tải đang xảy ra ở các trạm y tế; chất lượng nhân lực, cơ sở vật chất ở y tế cơ sở chưa cao, chưa đáp ứng tốt việc phòng dịch”.
Hiện TP đã cách ly F1, điều trị F0 nhẹ tại nhà ở tất cả 30 quận, huyện thị xã. Hiện có hơn 21.000 F1 và 150 F0 nhẹ đã điều trị tại nhà.
TP Hà Nội phân các tầng điều trị F0 với tầng 1 là tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do TP phụ trách; tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.
Với kịch bản 10.000 ca nhiễm, tầng một tăng lên 9.200 giường; tầng 2 có 600 giường; tầng 3 là 200 giường.
Với kịch bản 40.000 ca nhiễm, các tầng điều trị lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800.
Với kịch bản 100.000 ca nhiễm, TP chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng một, trong đó 22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã; 6.000 giường ở tầng 2 và 2.000 giường ở tầng 3.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 14.925 ca nhiễm, trong đó 5.443 ca ngoài cộng đồng. Trong đó, từ ngày 11/10 đến 12h ngày 8/12, thành phố ghi nhận 10.618 trường hợp dương tính với 4.123 ca nhiễm cộng đồng.
Năm 2021, TP. Hà Nội đã bố trí ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng cho phòng dịch. Với kế hoạch “đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 7-7,5%”, giới chức Hà Nội đặt ra năm nhóm giải pháp: Y tế và phòng, chống dịch bệnh; Bảo đảm an sinh xã hội; Hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu đầu tư công và quản lý điều hành. Riêng với lĩnh vực y tế, UBND TP đã báo cáo HĐND TP đầu tư 1.000 tỷ đồng cho y tế cơ sở. |
Hoàng Minh (t/h)
Xem thêm:
2 năm đại dịch COVID-19: Kinh tế Việt Nam thiệt hại khoảng 847.000 tỷ đồng
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…