Categories: Thời sựViệt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Tăng ni được sở hữu tài sản riêng nếu có thể chứng minh

Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước đây chưa quy định cụ thể quyền tài sản của cá nhân tăng ni. Hiến chương mới sẽ có quy định rõ về vấn đề này để tránh tình trạng sử dụng tiền của Tam Bảo làm của riêng.

Hòa thượng Thích Gia Quang tại buổi họp báo ngày 23/11/2022. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Thông tin trên do Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó tổng thư ký, Chánh văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết tại buổi họp báo về việc tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra tại Hà Nội, chiều 23/11.

Tại buổi họp báo, Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết Hòa thượng Thích Trí Quảng chính thức làm Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau một thời gian làm quyền Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch.

Ngoài ra, Hòa thượng Thích Gia Quang công bố đại hội này sẽ tu chỉnh hiến chương của giáo hội để phù hợp với Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật đất đai, “để hài hòa giữa pháp luật nhà nước và hoạt động của giáo hội trong thực tế”.

Ví dụ, lâu nay có chùa có con dấu có chùa không, một số chùa chưa làm sổ đỏ; hiến chương sẽ hướng dẫn các chùa xin cấp con dấu từ Nhà nước, từ đó mới được giao đất và quyền sử dụng đất, cấp sổ đỏ theo quy định của Luật đất đai.

Trả lời báo chí về sở hữu tài sản riêng của tăng ni, Hòa thượng Thích Huệ Thông cho hay dự kiến hiến chương của Giáo hội sẽ có quy định rõ về vấn đề quản lý tài sản ở chùa.

“Về tài sản của tăng ni, trước đây Hiến chương chưa có quy định cụ thể. Dự kiến Hiến chương lần này sẽ có quy định rất rõ về vấn đề nêu trên, tránh tình trạng sử dụng tiền Tam Bảo làm của riêng”, Hòa thượng Thích Huệ Thông nói.

Vẫn theo vị này, tuy trước đây hiến chương không quy định chuyện tài sản nhưng Nội quy Ban Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quy định rõ về chuyện tăng ni sở hữu tài sản, rằng tăng ni đang ở chùa muốn sở hữu tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng như được cha mẹ, anh chị em tặng hoặc được cúng dường riêng cho tăng ni.

Nếu tăng ni không chứng minh được thì toàn bộ tài sản đều thuộc của Tam Bảo. Nếu tăng ni hoàn tục mà nói đó là tài sản riêng để mang đi thì Giáo hội không chấp nhận.

Đối với chuyện sở hữu đất đai của các chùa, cơ sở thờ tự, Hòa thượng Thích Huệ Thông khẳng định “tất cả cơ sở của Giáo hội, chùa chiền đều trực thuộc Giáo hội”, dù thừa nhận có một số chùa làng, chùa thân tộc, chùa gia đình.

Hòa thượng Thích Huệ Thông cho hay với các chùa do Giáo hội quản lý, sổ đỏ sẽ cấp tên của chùa, không cấp cho cá nhân đứng tên. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống “cũng có vấn đề này nọ”.

Sơn Nguyên

Sơn Nguyên

Published by
Sơn Nguyên

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

2 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

3 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

3 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

4 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

5 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

5 giờ ago