Categories: Thời sựViệt Nam

Không đồng ý đề xuất thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho rằng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) sẽ chuyển từ “học phí” sang “giá dịch vụ đào tạo” để phù hợp với luật Giá, luật Phí và lệ phí. Tuy nhiên, các đại biểu không đồng ý.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. (Ảnh chụp video)

Sáng nay (30/5), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH).

Còn nhiều hạn chế

Theo Chính phủ, kết quả sau 5 năm thi hành luật GDĐH năm 2012, hệ thống trường phát triển với 170 trường công lập, 60 trường tư thục và 5 trường có vốn đầu tư nước ngoài. Đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ 14% năm 2012 lên gần 23% năm 2017.

Luật GDĐH 2012 cũng được đánh giá là đặt nền móng pháp lý cho tự chủ đại học, là văn bản pháp lý đầu tiên quy định rõ nét về kiểm định chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, GDĐH còn nhiều hạn chế, bất cập khi chưa quy định rõ về quyền tự chủ đại học và quản trị đại học. Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học vẫn còn mang nặng tính hành chính hóa, chưa thực sự chủ động, sáng tạo, kịp thời trong quản trị và tổ chức thực hiện. Vì thế, tự chủ đại học chưa thực sự hiệu quả. Các quy định của luật cũng chưa thể hiện rõ trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ sở giáo dục đại học.

Quy định về tài chính, tài sản chưa hoàn toàn phù hợp với việc thực hiện tự chủ đại học. Mức học phí chưa được tính theo cơ chế giá dịch vụ, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các bậc đào tạo và chất lượng của từng cơ sở giáo dục đại học.

Luật hiện hành cũng chưa quy định quyền liên doanh, liên kết, hình thành doanh nghiệp để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học. Cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ sở giáo dục đại học còn mang tính bình quân giữa các cơ sở công lập, chưa gắn với tiêu chí phản ánh chất lượng và kết quả đầu ra nên chưa phát huy được tính cạnh tranh giữa các cơ sở này.

Theo đó, Bộ trưởng cho rằng việc ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GDĐH là quan trọng và cấp thiết.

Về quản lý tài chính, tài sản, luật sẽ sửa đổi để chuyển học phí của cơ sở GDĐH sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với luật Giá, luật Phí và lệ phí.

Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện do các cơ quan nhà nước quy định khung giá. Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở GDĐH tự chủ quyết định mức giá dịch vụ, công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh” – Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, theo dự thảo luật, cơ sở GDĐH có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo.

Rút ngắn thời gian đào tạo

Dự án Luật GDĐH sửa đổi cũng quy định thời gian đào tạo, cụ thể:

Đào tạo trình độ đại học: từ 3 đến 5 năm học tập trung liên tục, tùy theo ngành đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đào tạo với người tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng: căn cứ vào kết quả học tập đã tích luỹ được công nhận.

Đào tạo trình độ thạc sĩ: từ 1 đến 2 năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

Đào tạo trình độ tiến sĩ: từ 3 đến 4 năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ.

Đào tạo theo tín chỉ: được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy và quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp.

Không đồng ý chuyển “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”

Thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết đa số ý kiến thành viên Ủy ban đồng ý với các quy định về đa dạng hóa các nguồn tài chính của cơ sở GDĐH; việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo.

Tuy nhiên, về giá dịch vụ đào tạo, các đại biểu không nhất trí việc thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” như thể hiện trong dự thảo luật.

Lý giải cho việc này, ông Phan Thanh Bình cho biết việc sử dụng khái niệm “học phí” vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng tán thành với quy định cho phép cơ sở GDĐH được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, báo cáo Thẩm tra Dự án Luật giáo dục đào tạo của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc việc quy định cứng về học tín chỉ. Bởi phương thức đào tạo có thể thay đổi theo thời gian. Đồng thời, cân nhắc quy định rõ ràng hơn về trình độ tương đương đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu đặc thù.

Trần Tâm

Xem thêm:

Trần Tâm

Published by
Trần Tâm

Recent Posts

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

2 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

21 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

39 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago