Categories: Thời sựViệt Nam

Lần đầu tiên ban hành quy định về luân chuyển cán bộ: Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật

Ngày 7/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. 

Biến động nhân sự cấp cao tại TP Đà Nẵng với Chủ tịch UBND TP bị kỷ luật cảnh cáo; kỷ luật cách chức Bí thư Thành ủy, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa được bổ nhiệm thay thế. (Ảnh: Khánh Minh)

Đây là quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật

Quy định nêu rõ kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Quy định nhấn mạnh việc luân chuyển phải bảo đảm dân chủ, khách quan; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen…

Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).

Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút. Cán bộ luân chuyển phải là người trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; thời gian luân chuyển ít nhất là ba năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm).

Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình thực hiện từng bước.

Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm

Theo Quy định, phạm vi luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Đối tượng luân chuyển là cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể bao gồm các chức danh sau: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, Chánh án TAND cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cán bộ thuộc diện luân chuyển phải còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định).

Cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo quy định, thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5 bước thực hiện luân chuyển

Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.

Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.

Tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.

Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển.

Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).

Theo Ban Tổ chức Trung ương, trong giai đoạn 2011-2016, cả nước đã luân chuyển 18.840 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó, luân chuyển kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương đối với 3.121 lượt cán bộ. Tại Hà Nội, Thành ủy đã luân chuyển 148 lượt cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

Tháng 3/2014, Bộ Chính trị, Ban bí thư công bố danh sách luân chuyển 44 cán bộ Trung ương về các địa phương (25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố). Có hai Ủy viên Trung ương được Bộ Chính trị điều động phân công giữ chức Phó Bí thư tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng.

Cuối năm 2016, theo chỉ đạo của Tổng bí thư, Thủ tướng, Bộ Công Thương ra quyết định thu hồi một loạt các quyết định bổ nhiệm đối với Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải, Vũ Đình Duy, Vũ Thúy Huệ, Võ Thanh Hà, Vũ Hùng Sơn; đưa ba trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn và Võ Thanh Hà ra khỏi quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương giai đoạn 2016-2021.

Trước đó, năm 2015, Trịnh Xuân Thanh đã được luân chuyển từ Bộ Công thương về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang dù không nằm trong quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn được luân chuyển. Còn Vũ Quang Hải (con trai nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng) được luân chuyển về Bộ Công Thương làm Phó giám đốc trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, dù sau hai năm ông Hải làm Tổng giám đốc, PVFI đã lỗ 155 tỷ đồng năm 2011 và lỗ 67 tỷ đồng năm 2012…

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

57 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago