Bị nợ lương từ 2-7,5 tháng trong năm 2023, 136 giảng viên, nhân viên ở Trường Đại học Quảng Bình bế tắc khi tiếp tục nhận thông báo trường không có khả năng chi trả lương tới hết tháng 3/2024.
Trường đại học Quảng Bình hiện có 238 viên chức, người lao động trong đó có 99 người hưởng lương từ ngân sách, 139 viên chức, người lao động hưởng lương từ nguồn của đơn vị. Trong 139 viên chức, người lao động nêu trên, có nhiều cán bộ, giảng viên, nhiều người đã giảng dạy tại trường hơn 15 năm.
Với lý do nguồn thu chính của trường là từ học phí, nhưng cả trường chưa có đến 400 sinh viên trong diện nộp học phí nên trường không đủ khả năng chi trả lương, dẫn đến việc nợ lương từ 2 đến 7,5 tháng đối với 139 viên chức, người lao động nêu trên.
Làm việc với công đoàn trường vào cuối tháng 12/2023 để tìm hướng giải quyết, Ban Giám hiệu Trường Đại học Quảng Bình thông báo tiếp 3 tháng tới (từ tháng 1 đến tháng 3/2024) cũng không có nguồn để trả lương.
Tại phiên họp Thường trực Tỉnh ủy ngày 2/1 với Ban cán sự đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, ông Nguyễn Đức Vượng, Hiệu trưởng Trường đại học Quảng Bình cho biết đến thời điểm này, trường không còn khả năng để trả lương. Trước mắt, nhà trường chỉ có thể đủ nguồn đóng bảo hiểm xã hội, còn tiền lương của 136 viên chức, người lao động tiếp tục nợ. Ông Vượng nói trường mong muốn tỉnh và các ban, ngành liên quan có giải pháp hỗ trợ.
Tuổi Trẻ Online dẫn lời ông Vượng cho hay lý do nợ lương là vì những năm gần đây trường khó tuyển sinh. Ông Vượng cho hay nguồn thu chính đến từ sinh viên các ngành ngoài sư phạm; trong hơn 1.000 sinh viên toàn trường, hơn một nửa là sinh viên sư phạm. Số cán bộ, giảng viên bị nợ lương là trường tuyển ở thời điểm trường còn tuyển được gần 10.000 sinh viên, tức gần gấp 10 lần số sinh viên hiện tại.
Ông Vượng cho rằng do thời tiền nhiệm đã tuyển vào quá nhiều, sắp tới trường sẽ cơ cấu lại nhân sự. Những người không nằm trong quy hoạch sẽ không được giữ lại.
Ông Vượng nói giảng viên nào tìm được công việc tốt hơn thì có thể chuyển, ai tìm được công việc tạm thời khi không có giờ dạy thì làm.
Được biết ngoài nợ lương, hiện Trường Đại học Quảng Bình còn nợ khoảng 2 tỷ tiền bảo hiểm xã hội của cán bộ, giảng viên.
Là lao động trụ cột trong gia đình, việc bị nợ lương kéo dài khiến nhiều giảng viên, nhân viên cùng gia đình chật vật để duy trì cuộc sống. Bị nợ lương mà vẫn phải đi làm đủ giờ, mọi người sống cầm cự, vay nợ để chi trả sinh hoạt, tiền ăn học cho các con. Khó khăn chồng chất cho những gia đình có cả vợ và chồng công tác tại trường và đều bị nợ lương.
Trong khi Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần, khoản nợ lương năm 2023 chưa nhận được cam kết chi trả, thì nhà trường tiếp tục thông báo cho tới hết tháng 3/2024 cũng không trả lương. Ngoài bị nợ lương, hàng trăm giảng viên, nhân viên của trường này còn bị nợ các khoản chi trả khác như thanh toán tiền thừa giờ, thi đua khen thưởng…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…