Trong tháng 4 vừa qua, gần 122.000 người đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, tăng gần 39% so với trung bình của cả quý 1/2024.
Sáng 15/5, tiếp tục Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4/2024; tham gia ý kiến dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu tình trạng số người rút bảo hiểm xã hội một lần liên tục tăng. Theo thống kê, trong tháng 4 có gần 122.000 người rút, tăng gần 39% so với trung bình của cả quý 1/2024.
Theo bà Thúy Anh, tình trạng trên đặt ra trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc phổ biến chính sách pháp luật về BHXH cho người lao động, nhất là trong bối cảnh dự thảo sửa đổi Luật BHXH có những quy định chặt chẽ hơn để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần.
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho hay rút BHXH một lần “vẫn là vấn đề rất day dứt”. Hiện số người tham gia BHXH tiếp tục có xu hướng tăng so với năm trước nhưng tốc độ chậm lại. Trong khi đó, rút BHXH một lần vẫn là lựa chọn của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc làm.
Lý giải nguyên nhân, ông Hồi cho rằng phần lớn là do người lao động gặp khó khăn trước mắt và chưa nhận thức được các lợi ích dài hạn của BHXH, chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
Về giải pháp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lặp lại việc sẽ tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về lợi ích và các quyền lợi của người lao động về BHXH; nghiên cứu sửa Luật BHXH theo hướng tăng các chính sách cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn; tăng quyền lợi của người hưởng chính sách BHXH để giữ chân người lao động ở lại trong hệ thống.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV diễn ra hối cuối tháng 11/2023, thảo luận về Dự án Luật BHXH (sửa đổi), một số đại biểu cho rằng hiện quy định thời gian tối thiểu là 20 năm mới đủ điều kiện nhận lương hưu là quá dài. Nhiều người lao động không kỳ vọng sẽ đóng đủ 20 năm, đặc biệt là với tỷ lệ cao nhóm lao động phi chính thức và lao động có việc làm biến động. Theo tiêu chuẩn lao động quốc tế, thời gian đóng cần thiết để được nhận lương hưu không nên quá 15 năm.
Một số nước cho phép tiết kiệm và rút tiền trong hệ thống BHXH, người lao động có thể chọn đóng bổ sung hàng tháng, như ở Mỹ Latinh. Một số quốc gia thực hiện đánh thuế trên khoản trợ cấp BHXH một lần. Tiền đóng BHXH được coi là khoản giảm trừ thuế đối với cả người lao động và doanh nghiệp, trong khi các khoản trợ cấp BHXH mà người lao động được nhận thì không bị đánh thuế.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…