Categories: Thời sựViệt Nam

Mức lương thấp, nhiều phi công Vietnam Airlines xin nghỉ

Nhóm phi công Vietnam Airlines cho rằng họ đang nhận mức lương thấp nhất trong 3 hãng hàng không tại Việt Nam. Hơn nữa, sau khi xin nghỉ, nhóm phi công phải bồi hoàn từ 2 tỷ đến 3,5 tỷ đồng – điều này là vô lý.

(Ảnh minh họa: shutterstock)

Thời gian vừa qua, một nhóm phi công hãng Vietnam Airlines (VNA) đã gửi đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng về các bất cập trong việc xin nghỉ, tiền bồi hoàn,… đang diễn ra tại hãng này.

Theo đơn kiến nghị, Bộ GTVT có ra Thông tư số 41 và Thông tư số 21 có nội dung quy định “nhân viên hàng không trình độ cao” muốn thôi việc phải báo trước 120 ngày; khi chuyển đổi nhà khai thác phải chấm dứt hợp đồng. Người lao động phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ (nếu có) đối với người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay hiện tại.

Tuy nhiên, theo Điều 37, Khoản 3, Luật Lao động quy định “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày” và tại Điều 62 của Luật này cũng quy định “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chỉ có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT cho người học trong thời gian đi học”.

Vì vậy, nhóm phi công cho biết dựa vào hai thông tư trên, VNA đưa ra những yêu cầu vô lý, không thỏa đáng về thời gian nghỉ, khoản tiền bồi hoàn,… Cụ thể:

VNA yêu cầu chúng tôi khi chấm dứt hợp đồng phải báo trước 120 ngày khi mà Điều 37, Khoản 3, Luật lao động chỉ yêu cầu báo trước ít nhất 45 ngày.

VNA đưa ra khoản chi phí bồi hoàn vô lý và quá lớn so với những người lao động như chúng tôi – từ 2 tỷ đến 3,5 tỷ đồng – nhưng hoàn toàn không có những hóa đơn hợp lệ chứng minh theo Điều 62, Khoản 3, Luật Lao động”.

Hơn nữa, nhóm phi công cũng phản ánh “Cục Hàng không Việt Nam không cấp bằng cũng như chấp nhận chúng tôi chuyển nhà khai khác – khiến chúng tôi bắt buộc phải làm việc cho VNA với lương và chế độ đãi ngộ thấp hơn hẳn mặt bằng chung hoặc phải bồi hoàn cho VNA, hoặc chịu thất nghiệp” – việc này là “vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động và điều 35 Hiến pháp”.

Cũng theo phản ánh từ đơn của nhóm phi công, “Đã 3 năm qua, từ năm 2015, chúng tôi đã đối thoại rất nhiều lần với VNA nhưng không nhận được bất kỳ sự hợp tác nào. Với một môi trường làm việc không bảo đảm, có sự áp bức bóc lột lao động và gây những bức xúc trong công việc cần bảo đảm sự an toàn tuyệt đối, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của phi công, đến những chuyến bay, ảnh hưởng sự cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp liên quan”.

Sau khi nhận đơn kiến nghị, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn đến Bộ Giao thông để giải quyết theo thẩm quyền.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

18 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

37 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

43 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

53 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

58 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

58 phút ago