Trump sẽ thành công với Kim Jong Un như Reagan đã làm được với Gorbachev?

Giờ đây, khi hội nghị thượng đỉnh với nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un được nối lại vào ngày 12/6 tại Singapore, Tổng thống Trump sẽ có lợi từ một số bài học quan trọng mà ông dường như đã học được nhờ nghiên cứu thành công của cựu Tổng thống Reagan trong cuộc đàm phán với nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Điều này có thể khiến cho tất cả người Mỹ dễ chịu.

Ít người dự đoán cựu Tổng thống Ronald Reagan sẽ giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh mà không phải nổ súng. Tương tự, ít người hình dung rằng ông Donald Trump, người mà, cũng như ông Reagan, bước vào Nhà Trắng với ít kinh nghiệm ngoại giao, có thể đưa Bắc Hàn lên bàn đàm phán để thảo luận về việc loại bỏ kho vũ khí hạt nhân và các khả năng hạt nhân trong tương lai của họ.

Chúng ta biết rằng cựu Tổng thống Reagan đã thành công. Chúng ta hy vọng Tổng thống Trump cũng sẽ thành công.

Khi còn trẻ ông Trump đã từng bắt tay Tổng thống Ronald Reagan. (Ảnh qua newsmax.com)

Khi chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh với ông Kim Jong Un, Tổng thống Trump nên chú ý tới một câu ngạn ngữ Nga mà cựu Tổng thống Reagan đã áp dụng trong các cuộc đàm phán giải giáp hạt nhân với ông Gorbachev: “Doveryai, no proveryai”, nghĩa là: “tin, nhưng hãy kiểm chứng”.

Bởi lời hứa của các lãnh đạo Xô Viết là vô nghĩa nếu thiếu kiểm chứng, điều này cũng đúng với Bắc Hàn. Ông Kim Jong Un, cùng với cha và ông nội của ông, những người cai trị Bắc Hàn trước ông, có một hồ sơ dài về việc không giữ lời hứa.

Tổng thống Trump học được từ sự nghiệp kinh doanh dày dặn của mình rằng nếu không có các thỏa thuận ràng buộc, các hình phạt rõ ràng đối với vi phạm và các phương pháp xác minh, lời nói của lãnh đạo Bắc Hàn là vô giá trị.

Tổng thống Trump cũng đang khôn khéo tiếp nối niềm tin của cựu Tổng thống Reagan vào “hòa bình thông qua sức mạnh” trong cả khả năng quân sự và năng lực kinh tế. Tổng thống Trump biết rằng các biện pháp trừng phạt đã phát huy áp lực lên nền kinh tế bấp bênh và yếu kém của Bắc Hàn, điều này đặt ông ở vị trí mạnh trên bàn đàm phán.

Thực tế, con dấu của tổng thống Hoa Kỳ có hình một con đại bàng ở chính giữa, một móng đang nắm chặt nhánh ô liu hòa bình, còn móng kia nắm những mũi tên của cuộc chiến tranh. Tổng thống Reagan trong những năm 1980 và Tổng thống Trump hiện đang mở rộng nhánh ô liu hòa bình đầu tiên, với hy vọng rằng mũi tên chiến tranh sẽ không cần thiết. Tuy nhiên, cả hai tổng thống đều không ngần ngại cho các đối tác của họ hiểu rằng nước Mỹ có khả năng và ý chí để tự vệ nếu bị khiêu khích.

Tại hội nghị thượng đỉnh Reykjavick, Iceland về giải trừ hạt nhân, Tổng thống Reagan cuối cùng đã rời khỏi bàn đàm phán vì ông Gorbachev muốn Mỹ chấm dứt Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược (SDI) – chương trình phòng thủ tên lửa được mệnh danh là “Chiến tranh giữa các vì sao”.

Sau khi tuyên bố rằng đối với Hoa Kỳ, SDI là không thể thương lượng, Tổng thống Reagan đã từ chối thảo luận thêm và đứng dậy bước ra ngoài. Trong khi hội nghị được coi là thất bại bởi nhiều người trong giới truyền thông vì không có thỏa thuận nào vào ngày hôm đó, lập trường mạnh mẽ của cựu Tổng thống Reagan đã đẩy các cuộc đàm phán về phía trước để chúng có thể tái khởi động sau một thời gian ngắn.

Cơ sở đã được đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh cho phần lớn Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) ký bởi ông Reagan và ông Gorbachev vào năm 1987 nhằm loại bỏ toàn bộ lớp vũ khí hạt nhân.

Cựu Tổng thống Reagan đã cam kết đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên hàng đầu và thà không có thỏa thuận nào còn hơn là một thỏa thuận tồi khiến Hoa Kỳ suy yếu. Với chính sách ngoại giao đặt Hoa Kỳ lên trên hết của mình, Tổng thống Trump rõ ràng đang giữ một vị thế tương tự.

Cựu Tổng thống Reagan hiểu tầm quan trọng và hiệu quả của ngoại giao trực diện và tin rằng không gì là không thể giải quyết nếu hai nhà lãnh đạo ngồi lại với nhau trên bàn đàm phán để thảo luận về sự khác biệt cũng như các mục tiêu chung của họ. Tổng thống Trump cũng cam kết đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong Un, đây sẽ là một dấu mốc ngoại giao có tầm quan trọng mang tính toàn cầu.

Lịch sử đang đánh giá ông Ronald Reagan là một trong những vị tổng thống xuất sắc nhất của Hoa Kỳ, trong khi đó, ông Donald Trump vẫn đang ghi dấu ấn tổng thống của mình, lịch sử cuối cùng sẽ dựa vào đó để đánh giá ông. Nhưng bằng việc học hỏi từ những thành công trong ngoại giao và đàm phán của cựu Tổng thống Reagan và theo bước ông, Tổng thống Trump đã khôn ngoan khi lựa chọn một nhà lãnh đạo xuất sắc để noi gương.

Tác giả: Peggy Grande (cựu trợ lý điều hành của Tổng thống Ronald Reagan từ năm 1989)

Nhật Hạ biên dịch

Xem thêm:

Peggy Grande

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Peggy Grande

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

3 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

4 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

8 giờ ago