Categories: Thời sựViệt Nam

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam từ 10-12/9

Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm chính thức Việt Nam, Campuchia, Singapore và Hàn Quốc từ ngày 10-15/9 theo lời mời của người đồng cấp ở các nước này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Ba.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị – Ảnh: Bộ Ngoại giao

Trong đó, ông Vương Nghị sẽ đến Việt Nam đầu tiên từ ngày 10-12/9.

Tại Việt Nam, ông Vương sẽ cùng chủ trì cuộc họp lần thứ 13 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung với Phó Thủ tướng thường trực Việt Nam Phạm Bình Minh và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mục đích chính của chuyến đi có thể là nhằm đối phó lại chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam và Singapore vào tháng trước nhằm thuyết phục hai nước này đứng về phía Mỹ để gây sức ép với Trung Quốc ở Biển Đông.

Phát biểu về mục đích của chuyến thăm, người phát ngôn Trung Quốc cho biết bốn nước này đều là “láng giềng gần gũi và là đối tác quan trọng” với Trung Quốc và “đã đang cùng Trung Quốc đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch và phục hồi sau đại dịch.”

“Các chuyến thăm sắp tới cho thấy Trung Quốc coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước này với sự chân thành để thúc đẩy tình hữu nghị với các láng giềng,” ông Uông nói thêm.

Cũng theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các chuyến thăm của Vương Nghị sẽ chủ yếu tập trung vào vấn đề phòng chống dịch bệnh và hợp tác phát triển; triển khai Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường; xây dựng cộng đồng nhân loại chung vận mệnh; bảo vệ chủ nghĩa đa phương và “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Theo Foreign Brief, trong chuyến công du này, ông Vương có thể sẽ tìm cách đẩy Mỹ khỏi Đông Nam Á bằng cách nhấn mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với khu vực. Ông cũng có thể hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều khoản đầu tư trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hơn vào cơ sở hạ tầng và kết nối kỹ thuật số để thúc đẩy sự phục hồi. 

Tuy vậy, hãng tin nhận định mặc dù Đông Nam Á có thể hoan nghênh nhiều khoản đầu tư BRI hơn, họ sẽ ít có khả năng nghiêng hẳn về Trung Quốc hơn, bởi các quốc gia Đông Nam Á coi sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ như một biện pháp cân bằng chống lại sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Các quốc gia ASEAN được cho là vẫn sẽ giữ thái độ trung lập trong khi tích cực kêu gọi vai trò của cả hai cường quốc trong việc giải quyết những bất ổn về kinh tế và an ninh trong hậu đại dịch.

Lê Vy

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Chiến lược “Trung Quốc +1” bị giáng đòn nặng, doanh nhân người Hoa tại Việt Nam khốn đốn

Cơn bão "thuế quan đối đẳng" của Mỹ phá vỡ phòng tuyến Đông Nam Á,…

2 giờ ago

Sạt lở bờ sông Ông Chưởng (An Giang), 10 căn nhà bị bẻ gãy, trôi sông

Bờ sông Ông Chưởng (xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) sạt…

2 giờ ago

Video UFO xuất hiện ở Tân Cương

Tối ngày 16/5, người tại nhiều khu vực thuộc Tân Cương nhìn thấy vật thể…

2 giờ ago

Quan chức cấp cao của FDA cho biết chưa từng tiêm vaccine COVID-19

WASHINGTON - Tiến sĩ Sara Brenner, Phó ủy viên chính của Cục Quản lý Thực…

2 giờ ago

Nước bọt hé lộ nhiều điều về sức khỏe

Chúng ta thường ít để ý đến nước bọt, coi nó là một chất lỏng…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối “đàm phán dài vô tận” giữa Nga – Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố Washington sẽ xem xét lộ trình ngừng bắn…

3 giờ ago