Nguyên Tổng Giám đốc và nguyên Chủ tịch HĐQT cùng một trưởng phòng của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (VINAFOOD II) bị bắt để điều tra vì sai phạm đất đai.
Ngày 29/6, truyền thông trong nước đưa tin Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với 3 người về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (VINAFOOD II) và một số đơn vị liên quan.
Các quyết định trên đã được Viện KSND tối cao (Vụ 5) phê chuẩn.
Ba bị can gồm: Trương Thanh Phong – nguyên Tổng Giám đốc; Trần Văn Vẹn – nguyên Chủ tịch HĐQT; Trần Bảy – nguyên Trưởng Phòng kế hoạch chiến lược VINAFOOD II.
Qua kết quả điều tra, công an xác định 3 bị can gồm: Phong, Vẹm và Bảy đã vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng khu đất diện có tích 7.619,8m2 tại địa chỉ 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TP.HCM gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Hiện, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát cho Nhà nước.
Tổng công ty Lương thực miền Nam – Công ty cổ phần (VINAFOOD II) tiền thân là Tổng Công ty lúa gạo Miền Nam được thành lập năm 1976 theo quyết định của Bộ Lương thực và Thực phẩm. Sau nhiều lần cơ cấu và đổi tên, Tổng Công ty Lương thực miền Nam chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và kể từ ngày 30/3/2011, Tổng Công ty chính thức đăng ký hoạt động theo mô hình mới với tên gọi là: Công ty TNHH một thành viên – Tổng Công ty Lương thực miền Nam. Tính đến ngày 31/03/2015, Tổng Công ty Lương thực miền Nam gồm 14 đơn vị thuộc khối mẹ và 1 đơn vị Văn phòng Tổng công ty, 14 Công ty con (3 Công ty TNHH, 11 Công ty cổ phần chi phối), 13 công ty liên kết với gần 7.300 cán bộ, công nhân viên. Tổng Công ty Lương thực miền Nam có trụ sở chính tại TP.HCM và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho chứa trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau, đặc biệt tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất hầu hết số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trong gần 40 năm qua, Tổng Công ty Lương thực miền Nam là một trong những Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo lớn trên thế giới với mức chế biến và xuất khẩu bình quân hàng năm đạt khoảng 2,8 – 3,0 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD, doanh số trên 30.000 tỷ đồng. |
Khánh Vy
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.