Categories: Thời sựViệt Nam

Quảng Nam muốn chuyển đổi hơn 41 ha đất rừng làm thủy điện, đường, khu đô thị

Trong số hơn 41 ha đất rừng được chuyển đổi, có gần 34 ha được sử dụng để làm thủy điện.

Thủy điện Sông Tranh 4. (Ảnh: hado.com.vn)

Truyền thông Việt Nam vừa cho biết UBND tỉnh Quảng Nam muốn chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 41 ha đất rừng để làm thủy điện, làm đường và xây khu đô thị. Chủ trương trên được đưa ra hôm 16/3, hiện đang chờ HĐND tỉnh chấp thuận.

Đáng chú ý, trong tổng số hơn 41 ha đất rừng được chuyển đổi, có gần 34 ha được sử dụng để làm thủy điện. Cụ thể:

  • 33,7 ha đất rừng trồng được chuyển đổi để xây dựng Dự án Thủy điện Sông Tranh 4 tại hai huyện Hiệp Đức và Tiên Phước;
  • Hơn 7 ha đất rừng trồng được chuyển đổi để xây dựng công trình đường giao thông qua các xã A Tiêng, Bhalêê, A Vương (thuộc huyện Đông Giang, Tây Giang);
  • Hơn 1 ha rừng dừa nước được chuyển đổi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Cồn Tiến (xã Cẩm Thanh, TP. Hội An). Dự án do Công ty Cổ phần Đạt Phương làm Chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 518 tỷ đồng.

Việc chuyển đổi hơn 41 ha đất rừng làm các dự án, giới chức tỉnh Quảng Nam khẳng định “không ảnh hưởng đến độ che phủ chung về rừng của toàn tỉnh và sẽ mang lại nhiều hiệu quả, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”.

Tuy nhiên, báo Lao Động nhận xét việc chuyển đổi rõ ràng sẽ khiến rừng không còn cơ hội để tái sinh.

“Thực tế, rừng ở vùng dự án thủy điện đã không còn cổ thụ, cây gỗ tự nhiên, nhưng đất đai, thổ nhưỡng, cao độ, vị trí… vẫn là đất – rừng. Rừng dừa ở Cẩm Thanh thưa thớt cây… Nhưng nếu khoanh nuôi, trồng tái sinh, bảo vệ, thậm chí bỏ hoang thì đất này có cơ hội thành rừng trở lại sau vài chục năm. Một khi đã chuyển đổi mục đích khác, giao cho dự án phát triển kinh tế, chắc chắn rừng sẽ mất vĩnh viễn. Sự đánh đổi này, HĐND dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế… nhưng với môi trường tự nhiên, với sinh kế người dân địa phương và hiệu quả xã hội lâu dài thì bị ảnh hưởng nặng nề”, báo Lao Động viết.

https://trithucvn2.net/tin-tuc-vn/huyen-ngheo-nam-giang-quang-nam-thuy-dien-xa-lu-dan-lai-trang-tay.html

Dự án Thủy điện Sông Tranh 4 được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch vào năm 2010, cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày vào đầu năm 2011 và thay đổi lần thứ 7 vào năm 2020 với diện tích sử dụng đất là hơn 422 ha. Dự án có tổng diện tích hơn 434 ha; công suất lắp máy sau khi nâng cấp là 48 MW, tạo ra sản lượng điện trung bình 178 triệu kWh/năm.

Báo Nhân Dân trong bài viết “Bất cập trong tái định cư thủy điện ở Quảng Nam” hồi năm 2019 đã chỉ ra khoảng 10 năm trở lại đây, hàng nghìn gia đình ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phải di dời vào các khu tái định cư để nhường đất xây dựng các dự án thủy điện. Tuy nhiên, cuộc sống người dân tại các khu tái định cư còn nhiều khó khăn.

Tính đến năm 2019, có 25 dự án thủy điện đang xây dựng tại khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam. Trong đó, 10 dự án thủy điện phải thực hiện việc di dân, tái định cư. Riêng các dự án lớn: Sông Tranh 2, Sông Bung 4, A Vương, Đăk Mi 4 và Đăk Mi 4C đã có hơn 3.160 gia đình bị ảnh hưởng. Trong số gần 1.750 gia đình phải di dời, có 1.069 gia đình di dời tập trung vào 14 khu tái định cư.

“Việc xây dựng nhiều khu, điểm tái định cư chưa phù hợp phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt của đồng bào miền núi. Nhiều tuyến đường giao thông, hệ thống nước sinh hoạt bị hư hỏng, xuống cấp; có nơi nguồn nước bị ô nhiễm nhưng chưa được xử lý. Một số công trình công cộng như trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng chưa bảo đảm tiêu chuẩn.

Đối với đất ở, nhiều khu, điểm tái định cư chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, có nơi bố trí diện tích đất ở ở nơi có độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở cao; kết cấu nhà thấp, chất lượng xây dựng không bảo đảm, nhiều công trình sau thời gian ngắn sử dụng đã xuống cấp hư hỏng.

Đáng lưu ý, phần lớn các khu, điểm tái định cư đều thiếu đất sản xuất. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn, nhưng sau khi tái định cư, diện tích đất được bố trí lại rất ít…”, tờ báo viết.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Việt Nam, tính đến năm 2020, Việt Nam có trên 6.500 hồ đập lớn nhỏ, với hơn 65 tỷ m3 nước treo trên thượng nguồn, luôn đe dọa sự an nguy của người dân vùng hạ du mùa lũ.

Hoàng Minh

https://trithucvn2.net/blog/xa-luan/thua-thien-hue-15-song-chinh-ganh-33-thuy-dien-chiu-sao-thau.html

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

4 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

23 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

41 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

4 giờ ago