Categories: Thời sựViệt Nam

59 nghìn lao động bị nợ 1.003 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Tính đến hết tháng 9/2018, có 59.000 lao động bị nợ đọng BHXH với tổng số tiền là 1.003 tỷ đồng, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

(Ảnh: Shutterstock)

Con số trên được đưa ra trong báo cáo tình hình nợ và đề xuất xử lý nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn, mất tích.

Việc này sẽ khiến người lao động không được đảm bảo quyền lợi. Khi nghỉ hưu, người lao động chưa được giải quyết chế độ hưu trí sẽ không có thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh.

Ngoài ra, việc này còn gây nhiều bức xúc cho người lao động khi nghỉ việc, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, gây ra khiếu kiện kéo dài, đình công, tranh chấp…; ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các pháp luật khác, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động được cho phép chậm đóng các loại BHXH, BHYT, BHTN. Đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, ưu tiên giải quyết các khoản tiền chậm đóng các loại bảo hiểm trên. Tuy nhiên, những khoản thanh toán này sẽ không được ưu tiên giải quyết đầu tiên (xếp sau chi phí phá sản, nợ đảm bảo ngân hàng, nợ lương, trợ cấp thôi việc …). Một thực tế khác, đối với hầu hết các DN giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, DN có chủ là người nước ngoài bỏ trốn tài sản được thế chấp tại các ngân hàng, khi thanh lý tài sản sau khi trừ tiền nợ ngân hàng còn rất ít hoặc không còn để nộp tiền chậm đóng các loại bảo hiểm.

Đề nghị thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán khi DN phá sản

Theo quy định tại khoản 7 điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ – TB&XH) có trách nhiệm trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng về BHXH của người lao động.

Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam, mặc dù nội dung này đã được Bộ LĐ – TB&XH dự thảo trình Chính phủ để xử lý, nhưng gặp vướng mắc về nguồn kinh phí để thực hiện.

BHXH Việt Nam đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước mắt thống nhất phương án nguồn kinh phí từ số tiền phạt chậm đóng; ngoài ra, đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về xử lý nội dung nêu trên, theo nguyên tắc bảo đảm quyền lợi người lao động.

Về phía DN, BHXH Việt Nam đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản số 51/2014/QH13 đối với nội dung quy định thứ tự phân chia tài sản theo hướng ưu tiên trả nợ lương, trợ cấp thôi việc, ba loại bảo hiểm nói trên đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết sau đó mới đến thanh toán khoản nợ bằng tài sản bảo đảm và các khoản nợ khác.

Theo BHXH Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2018, tổng số nợ đọng BHXH là 10.450 tỷ đồng, chiếm 4,7% kế hoạch phải thu năm 2018.

Trong đó, 2.000 tỷ đồng tiền nợ của 8.000 doanh nghiệp “mất tích”, được xếp vào diện rất khó đòi, thậm chí không có khả năng thu hồi.

Tính đến hết năm 2017, cả nước ghi nhận hơn 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn hoặc trong tình trạng “mất tích”.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

2 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

3 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

3 giờ ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

3 giờ ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

4 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

4 giờ ago