Việt Nam

Sân bay Cà Mau nâng cấp cần hơn 2.250 tỷ đồng

Sân bay Cà Mau sẽ được đầu tư xây mới đường băng về phía bắc và mở rộng sân đỗ, nhà ga với kinh phí hơn 2.250 tỷ đồng, không bao gồm giải phóng mặt bằng.

Sân bay Cà Mau hiện chỉ khai thác ATR 72 của VASCO. (Ảnh: baocamau.vn)

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có văn bản bản báo cáo Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về phương án mở rộng sân bay Cà Mau.

Sân bay Cà Mau hiện có một đường băng kích thước 1.500m x 30m, chỉ khai thác được các loại máy bay cỡ nhỏ như ATR 72 và tương đường. Nhà ga hành khách hai tầng, có công suất thiết kế 200.000 hành khách mỗi năm. Sân bay này cũng chỉ có hai vị trí đỗ máy bay, hiện là sân bay cấp 3C (theo tiêu chuẩn ICAO).

Tính đến tháng 7/2023, sân bay Cà Mau được hai hãng khai thác là Công ty Bay dịch vụ Hàng không Việt Nam (VASCO – đơn vị thành viên của Vietnam Airlines) và Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), với các chặng Cà Mau – TP.HCM và Cà Mau – Hà Nội.

Tuy nhiên, cuối tháng 7 vừa qua, Bamboo Airways ngừng khai thác đường bay Hà Nội – Cà Mau. Theo kế hoạch cơ cấu đội bay của hãng, loại máy bay cỡ nhỏ E190 sẽ không được sử dụng tại Việt Nam.

Về quy hoạch sân bay Cà Mau, ACV cho biết năm 2014, Bộ GTVT phê duyệt chi tiết sân bay Cà Mau. Theo đó, giai đoạn đến năm 2030, nâng cấp sân bay này lên cấp 4C (tiêu chuẩn ICAO). Song song đó, kéo dài đường băng hiện hữu theo hướng dịch chuyển về phía Đông; xây dựng mới sân đỗ máy bay ở phía Bắc với ba vị trí đỗ cho các máy bay cỡ lớn như A320, A321 và tương đương.

Giai đoạn trên cũng sẽ xây dựng mới nhà ga hành khách về phía Bắc đường cất hạ cánh, công suất đạt 500.000 khách mỗi năm, diện tích khoảng 20.000m2.

Tuy nhiên, theo quy hoạch tổng thể sân bay vừa được Thủ Tướng phê duyệt trong năm nay, sân bay Cà Mau đến năm 2030 sẽ đầu tư nâng cấp thành sân bay cấp 4C, công suất 1 triệu khách mỗi năm; đến năm 2050 nâng công suất sân bay lên 3 triệu khách mỗi năm.

Do đó, ACV đề xuất lập quy hoạch sân bay Cà Mau theo hướng, giai đoạn đến năm 2030, đầu tư mới đường băng kích thước 2400x45m về phía Bắc và cách đường cất hạ cánh hiện hữu 180m; xây dựng mới đường lăn kết nối sân đỗ hiện hữu và đường cất hạ cánh mới ở phía Bắc; mở rộng sân đỗ máy bay đáp ứng 4 vị trí đỗ máy bay tầm trung, thân hẹp A320/321… Giai đoạn này cũng cần nâng cấp nhà ga hành khách hiện hữu để khai thác 1 triệu khách mỗi năm.

ACV ước tính giai đoạn này cần đầu tư khoảng 2.253 tỷ đồng, không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

50 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

57 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago