Sau ngày 28/7 với số ca nhiễm dừng ở con số 6.559 ca, sang sáng 29/7, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố thêm 2.821 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV), đều là ca lây nhiễm trong nước.
Khi số ca tại TP.HCM đang gần chạm mốc 80.000 ca, Bình Dương gần 10.000 ca, các tỉnh Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau thông báo sẽ đón người mắc kẹt tại TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ về, dù các tỉnh này cũng đang đối diện với lần đầu tiên xảy ra dịch bệnh, với số ca nhiễm thấp nhất 27 ca (Cà Mau), cao nhất 4.110 ca (Long An).
2.821 ca mới ghi nhận tại: TP.HCM (1.715), Bình Dương (406), Long An (179), Đồng Nai (159), Tây Ninh (139), Bà Rịa – Vũng Tàu (52), Đắk Lắk (37), Vĩnh Long (31), Khánh Hòa (18), Kiên Giang (18), Phú Yên (15), Đồng Tháp (15), An Giang (10), Hậu Giang (8), Cần Thơ (6), Nghệ An (4), Bình Định (3), Bạc Liêu (2), Đắk Nông (2), Lạng Sơn (1), Hà Nội (1).
Trong đó, tổng cộng 2.234 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 587 ca đang điều tra dịch tễ; lần lượt giảm 221 ca và tăng 184 ca so với con số tương ứng 2.455 ca và 538 ca so với số liệu lúc 6h sáng 28/7.
Cập nhật số ca nhiễm mới tại 21 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:
Giới chức TP.HCM tiếp tục lập thêm 4 Bệnh viện dã chiến để thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19, theo quyết định do Phó Chủ tịch UBND TP – ông Dương Anh Đức ký ngày 27/7, gồm:
Bệnh viện dã chiến số 12 – tại Chung cư lô R5 khu tái định cư 38,4ha (phường An Khánh, TP Thủ Đức), quy mô 4.000 giường, 700 nhân viên; bệnh viện dã chiến số 11 – tại Chung cư lô R4, Khu tái định cư 38,4ha (phường An Khánh, TP Thủ Đức), quy mô 5.500 giường, 950 nhân viên; Bệnh viện dã chiến – trưng dụng một phần Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (quận 5) quy mô 200 giường, 250 nhân viên; bệnh viện dã chiến – trưng dụng một phần Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (huyện Hóc Môn) quy mô 700 giường, 610 nhân viên.
Tổng 10.400 giường dã chiến đang đối diện với số ca nhiễm tăng từ 4.000-5.000 ca mỗi ngày trong thời gian gần đây. Thực tế, quyết định thành lập thêm 4 bệnh viện dã chiến được đưa ra khi Bệnh viện Dã chiến số 16 vừa đi vào hoạt động (ngày 28/7) với quy mô gần 3.000 giường sau 20 ngày xây dựng. Hiện toàn thành phố có 37 bệnh viện thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 với công suất khoảng 55.000 giường bệnh, vận hành theo mô hình “tháp điều trị 5 tầng”.
Cùng lúc, nhiều quận, huyện, TP tại TP.HCM đang gấp rút lập các khu cách ly F0, trưng dụng từ sân vận động, nhà thi đấu, trường học… Trong kịch bản 80.000 F0 của TP.HCM, các khu cách ly quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ tiếp nhận các F0 không triệu chứng, dự kiến thu dung khoảng 50% tổng số, tương ứng khoảng 40.000 người.
Hiện tại Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Y tế – ông Trần Văn Thuấn đã yêu cầu áp dụng mô hình điều trị “tháp 3 tầng”, phân loại F0 theo mức độ nặng-nhẹ và chuyển đến khu vực điều trị tương ứng. Đồng Nai hiện có 4.280 giường điều trị bệnh nhân COVID-19, đang lập Bệnh viện Dã chiến số 8 quy mô hơn 2.000 giường tại huyện Xuân Lộc. Tổng số ca nhiễm virus đã trên 3.000 ca.
Trong ngày 28/7, Hải Dương đã phong tỏa huyện Nam Sách với 128.000 người, sau 6 ca nhiễm nCoV được phát hiện từ ca chỉ điểm là một phụ nữ bán hàng ăn gần chợ Hóp bị sốt và đến Trung tâm Y tế huyện Nam Sách khám bệnh. Hiện Sở Y tế tỉnh Hải Dương chưa xác định được nguồn lây của ca nhiễm. Hải Dương từng là “tâm dịch” trong đợt dịch lần 3, với hơn 900 ca nhiễm.
Ngày 28/7, Bắc Giang kết thúc thực hiện Chỉ thị 19 sau 17 ngày không ghi nhận ca mắc mới. Trước khi dịch bùng phát nghiêm trọng tại TP.HCM, từ đó lan rộng toàn bộ 18 tỉnh phía Nam còn lại và nhiều tỉnh Nam Trung Bộ, tỉnh Bắc Giang từng là điểm nóng khi dịch lan rộng trong các khu công nghiệp, khu trọ công nhân với số ca nhiễm lên tới trên 5.700 ca vào giai đoạn đầu của đợt dịch lần 4.
Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 119.812 ca. 24.683 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng tới 4.511 người so với thời điểm 6h ngày 28/7 (20.172 người).
211 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 17 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (không thay đổi so với thời điểm 6h ngày 27/7).
Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca); ngày 21/7 (5.343 ca); ngày 22/7 (6.164 ca), ngày 23/7 (7.295 ca), ngày 24/7 (7.937 ca); ngày 25/7 (7.525 ca); ngày 26/7 (7.859 ca); ngày 27/7 (7.911 ca); ngày 28/7 (6.555 ca).
Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tiếp tục giảm xuống còn 5 tỉnh, gồm: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định, loại các trừ tỉnh Quảng Trị so với cập nhật vào 6h ngày 28/7.
Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 123.640 ca (2.207 ca nhập cảnh và 121.433 ca mắc trong nước). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 95.553 bệnh nhân; 27.457 người được công bố bình phục; 630 người tử vong.
Một điểm đáng chú ý, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật vào lúc 7h sáng 28/7, TP này đang có tới 744 bệnh nhân nặng đang thở máy và 13 bệnh nhân can thiệp ECMO, tính cộng dồn đến nay có 815 bệnh nhân tử vong – các con số này có độ chênh lệch lớn với số liệu về tình trạng bệnh nhân nguy kịch (tổng 228) và bệnh nhân tử vong (630) trên cả nước do Bộ Y tế công bố.
Trong ngày 28/7, thêm 307.273 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 5.321.839. Trong đó 4.825.209 người tiêm 1 mũi, 496.630 người tiêm đủ 2 mũi.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…