Giao thông hỗn loạn tại một chốt khai báo y tế vào khu vực quận Gò Vấp, trưa 3/6. (Ảnh: CTV/Trí thức VN)
Sáng 5/6, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố ghi nhận thêm 77 ca mắc viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) mới. Ngoại trừ 2 ca nhập cảnh, các ca nhiễm tiếp tục tăng cao tại 3 tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM với tổng số trên 4.200 ca.
Tổng số COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng trong đợt bùng phát hiện tại, tính từ ngày 27/4 đến nay, tăng lên 5.250 ca. Dịch ghi nhận tại 37/63 tỉnh thành, trong đó, tổng số ca nhiễm tại Bắc Ninh chính thức vượt mốc 1.000 ca:
Thông tin về các ca nhiễm mới như sau:
Bắc Giang (45)
Các bệnh nhân 8288, 8303, 8309, 8313, 8318, 8323-8345, 8347-8348, 8350-8354: được ghi nhận trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.
Bắc Ninh (19)
Các bệnh nhân từ 8300-8302, 8304-8308, 8310-8312, 8314-8317, 8319-8322 gồm: 2 ca là F1, 10 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, 7 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ.
TP.HCM (10)
Các bệnh nhân từ 8355-BN8364: gồm 2 ca là F1, 8 ca liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại quận Gò Vấp, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 4/6.
Hà Nam (1)
Bệnh nhân 8299: nam, 31 tuổi, địa chỉ tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; là F1 của BN4141, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 4/6/2021 dương tính với nCoV.
2 ca nhập cảnh:
Các bệnh nhân 8346, 8349: Ngày 1/6, từ nước ngoài nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh và được cách ly, kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV.
Ngày 4/6, giải pháp tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 tiếp tục được thúc đẩy tại Việt Nam, khi có thêm 60.701 người tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, nâng tổng số liều được tiêm lên 1.217.607 liều. Trong đó, 32.401 người đã tiêm liều đủ 2 mũi.
Đáng lưu ý, khuya 4/6, giới chức Việt Nam công bố các yêu cầu do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về “kết quả kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM”, trong đó có yêu cầu Bộ Y tế nhanh chóng chuẩn bị các kịch bản 30.000 – 50.000 ca nhiễm; chuẩn bị 4 tại chỗ: Vật tư y tế, thiết bị, xét nghiệm, phòng ICU… cho tình huống xấu nhất.
Bên cạnh việc chuẩn bị phương tiện, nguồn lực (bệnh viện dã chiến, thuốc, máy thở, bình oxy…), ngành y tế cần chú trọng đặc biệt trong việc điều trị, nâng cao sức đề kháng của các bệnh nhân (F0) không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không để tiến triển nặng, gây quá tải cho hệ thống điều trị; chú trọng tăng cường, nâng cao sức đề kháng bằng y học cổ truyền, bài thuốc dân tộc, do phác đồ điều trị của y học hiện đại đối với nhóm này là không có thuốc (vì không sốt, không ho, không khó thở).
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ không chỉ gây sốc thị trường chứng khoán…
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…
Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…
UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…
Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…