Sau ngày 6/7 tăng thêm 1.029 ca, sáng 7/7, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố thêm 277 ca, đều do lây nhiễm trong nước. Trong đó, “tâm dịch” TP.HCM chiếm tới 270 ca, vượt mốc 7.600 ca khi bước sang ngày thứ 40 ghi nhận dịch, buộc ngành y tế phải tính đến kịch bản 10.000 – 15.000 trường hợp mắc.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng của đợt dịch thứ 4 này, tính từ ngày 27/4 đến nay, là 18.838 ca. Trong đó, 5.303 người được công bố bình phục, tăng 55 người so với thời điểm 6h ngày 6/7 (5.248 người).
Dịch lan rộng ở 55/63 tỉnh, thành, trong đó:
Sáng sớm 7/7, Sở Y tế TP.HCM thông báo đã nâng tổng công suất điều trị COVID-19 lên 12.000 giường, thêm 2.000 giường so với lần chuyển đổi trước đó (ngày 26/6).
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh “số ca mắc COVID-19 đang điều trị tại các bệnh viện tại TP đã vượt qua con số 7.000 trường hợp và dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới” – theo Sở Y tế TP.
Song song với kế hoạch tăng số giường điều trị COVID-19 theo kịch bản 10.000 – 15.000 trường hợp mắc, TP.HCM cũng đưa ra kế hoạch kế hoạch ứng phó với kịch bản 500 ca bệnh nặng. Sở Y tế đề nghị các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị COVID-19 rà soát lại các nguồn lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao,…) để sẵn sàng tăng số giường hồi sức cấp cứu.
Tại cuộc họp chiều 6/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thừa nhận TP.HCM đang ở giai đoạn rất khó khăn của dịch COVID-19, đời sống người dân bị ảnh hưởng lớn.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, chung cư được chuyển đổi thành bệnh viện điều trị COVID-19. Giải pháp này được ở TP.HCM công bố vào chiều tối 6/7, sử dụng 2 block, 10 tầng của Chung cư tái định cư trên đường B, phường Tân Thới Nhất, quận 12 (quy mô 2.500 giường). Chung cư tại phường An Khánh (TP Thủ Đức) quy mô 10.000 – 15.000 giường điều trị đang được chuẩn bị.
Ngoài TP.HCM, Bình Dương là tỉnh có số ca nhiễm cao thứ 4 cả nước và thứ 2 phía Nam, hiện đã vượt mốc trên 800 ca so với 24h trước. Giới hữu trách ngày 5/7 xác nhận dịch bệnh đã xuất hiện ở 40 công ty, xí nghiệp và hàng chục khu nhà trọ công nhân tại tỉnh này.
Hiện số tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng đang dừng ở con số 13 tỉnh gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Nam, Kiên Giang; loại trừ tỉnh Thanh Hóa và bổ sung thêm tỉnh Kiên Giang so với thời điểm 6h ngày 6/7.
Tổng số ca nhiễm COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay là 22.341 ca. Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị là 14.167 bệnh nhân (tổng 8.077 người được công bố bình phục, 94 người tử vong).
Trong đó, những ngày ghi nhận số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục đều tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca).
Thông tin các ca nhiễm mới như sau:
TP.HCM (270)
Các bệnh nhân 22072-22341: 232 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 38 ca đang điều tra dịch tễ.
Phú Yên (2)
Hai bệnh nhân 22066-22067: là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa.
Đồng Nai (2)
Hai bệnh nhân 22069-22070: 1 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 1 ca đang điều tra dịch tễ.
Bà Rịa – Vũng Tàu (1)
Bệnh nhân 22065: nam, 28 tuổi, địa chỉ tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; là F1 của BN19071, đã được cách ly.
Hà Tĩnh (1)
Bệnh nhân 22068: nam, 11 tuổi, địa chỉ tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; là F1 của BN 17085, đã được cách ly.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…