Việt Nam

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 18 sở ngành

Theo Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội, phương án sau sắp xếp, TP. Hà Nội sẽ có 18 sở và cơ quan tương đương sở.

Trụ sở HĐND, UBND TP. Hà Nội. (Ảnh: Minh Vũ Đình/Facebook)

UBND TP. Hà Nội đề xuất tiếp tục duy trì 10 sở ngành gồm: Văn phòng UBND TP, Thanh tra TP; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở GTVT; Sở Xây dựng; Sở Quy hoạch – Kiến trúc; Sở Du lịch; Sở Ngoại vụ và Trung tâm Phục vụ hành chính công.

Hà Nội sẽ hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Kinh tế – Tài chính. Sau khi hợp nhất, sở mới sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Nông nghiệp và Môi trường;

Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông;

Hợp nhất Sở Lao động – Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Nội vụ và Lao động.

Hà Nội dự kiến không duy trì Ban Dân tộc trực thuộc UBND TP; chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Dân tộc về trực thuộc Sở Nội vụ và thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong cho phù hợp.

Sở Y tế dự kiến tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Sở Công Thương tiếp nhận nguyên trạng Cục quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Hà Nội cũng đề xuất hợp nhất Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, tên gọi sau sắp xếp dự kiến là Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố;

Giải thể Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan có liên quan.

Như vậy, sau khi thực hiện phương án trên, Hà Nội sẽ có 18 sở và cơ quan tương đương cấp sở.

Phương án sắp xếp các cơ quan của quận, huyện

Đối với các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội đề xuất sáp nhập Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với Phòng Nội vụ, tên gọi sau sắp xếp dự kiến là Phòng Nội vụ và Lao động.

Tổ chức lại Phòng Kinh tế, trong đó với khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ Phòng Kinh tế về Phòng Tài nguyên và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về Phòng Văn hóa và Thông tin; đổi tên Phòng Kinh tế thành Phòng Công Thương.

Với khối huyện và thị xã Sơn Tây, sẽ chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về Phòng Tài nguyên và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về Phòng Văn hóa và Thông tin.

Với Phòng Tài nguyên và Môi trường, đề xuất chuyển chức năng phòng chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ Phòng Kinh tế về Phòng Tài nguyên và Môi trường. Tên gọi sau sắp xếp là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Khối huyện và thị xã Sơn Tây sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng chống thiên tai từ Phòng Kinh tế và đổi tên thành Phòng Nông nghiệp và Môi trường.

Phòng Văn hóa – Thông tin sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo từ Phòng Kinh tế và đổi tên thành Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.

Hà Nội giải thể Phòng Dân tộc thuộc UBND huyện Ba Vì, chuyển chức năng, nhiệm vụ của Phòng Dân tộc về Phòng Nội vụ và Lao động.

Hà Nội cũng đề xuất kết thúc hoạt động thí điểm mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cho phù hợp với thực tiễn của thành phố.

Đối với các cơ quan báo chí khối chính quyền, Hà Nội đề xuất 2 phương án, trong đó phương án 1 là tiếp tục duy trì 2 cơ quan báo chí trực thuộc UBND TP. gồm Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Báo Kinh tế – Đô thị; Phương án 2 là thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương (sáp nhập Báo Kinh tế – Đô thị với Báo Hà Nội mới).

Trước đó, theo phương án đề xuất cũ, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; hợp nhất Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng; hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ;

Hợp nhất Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Sở Giáo dục và Đào tạo; chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế…

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Brazil nói công nhân tại cơ sở BYD của Trung Quốc là nạn nhân của nạn buôn người

Những công nhân người Hoa đang làm việc tại một địa điểm xây dựng tại…

1 giờ ago

Đại án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: 4 bị cáo được hưởng án treo

Trong số 17 bị cáo hầu tòa đại án Chuyến bay giải cứu giai đoạn…

5 giờ ago

Điều giản dị: Câu chuyện quanh ly cà phê

Những cuộc đối thoại trong đời sống và công việc, những câu chuyện xung quanh…

5 giờ ago

Bảo mẫu “vật, lắc” bé trai 1,5 tháng tuổi gây chấn động não bị bắt

Bà Nguyễn Thị L. (quê Tuyên Quang) bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo…

5 giờ ago

Nghi phạm lách luật để bán hóa chất chế tạo thuốc nổ trên sàn thương mại điện tử

Để tránh bị phát hiện, nghi phạm đã đặt tên gọi của các hóa chất…

5 giờ ago

Poroshenko: Bầu cử sẽ “hủy hoại” Ukraine

Cựu Tổng thống Poroshenko cho rằng Ukraine cần cải tổ quốc hội, kiến tạo một…

6 giờ ago