(ảnh: Shutterstock)
Quy định này được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/1/2020.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia vừa được ban hành sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2020.
Trong Luật, theo Khoản 6, Điều 5: Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Tại Khoản 1, Điều 21: Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia cũng khẳng định: “Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông”.
Trong khi đó, “Phương tiện giao thông” theo Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định gồm: Ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự…
Nếu theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định như trên, tất cả những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (gồm tất cả các loại xe trên) đều bị nghiêm cấm uống rượu, bia. Riêng chỉ có người đi bộ mới được tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia.
Huyện Yên Thành, Nghệ An trở thành đất học nổi tiếng vào thời Lê Trung…
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng phán xét là một "hành vi đạo đức"? Hãy…
Ông Joe Biden lần đầu nói về căn bệnh ung thư di căn của bản…
Nguyễn Cư Trinh chủ trương phải nương dựa vào dân, nếu không cố kết vào…
Iran cho rằng trật tự thế giới đa cực mới nổi đòi hỏi các nước…
Người phụ nữ có phúc khí được coi là cội nguồn hạnh phúc của gia đình,…