Categories: Thời sựViệt Nam

Thẩm phán Tòa Tối cao Việt Nam được đề nghị bổ nhiệm suốt đời

Điều 74 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được đề nghị sửa theo hướng bổ nhiệm không có nhiệm kỳ (bổ nhiệm suốt đời) đối với Thẩm phán, trước hết có thể áp dụng đối với Thẩm phán TAND Tối cao nhằm tạo điều kiện cho thẩm phán trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng xét xử.

Phiên toà giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải hôm 7/5. (Ảnh: tapchitoaan.vn)

Tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, về nhiệm kỳ của thẩm phán, điều 74 quy định: “Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm”.

Tuy nhiên hôm 14/12, tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá 5 năm thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, điều 74 được đề nghị sửa theo hướng thẩm phán được bổ nhiệm không có nhiệm kỳ (bổ nhiệm suốt đời) với lý do “nhằm tạo điều kiện cho thẩm phán trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng xét xử”.

Tờ Pháp luật TP.HCM dẫn lời Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TAND Tối cao Ngô Văn Nhàn cho biết ông đồng tình với đề nghị bổ nhiệm thẩm phán suốt đời nhưng cần có lộ trình thực hiện.

Theo ông Nhàn, trước hết có thể áp dụng với thẩm phán TAND Tối cao do Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Ông Nhàn lý giải thẩm phán Tòa Tối cao là ngạch thẩm phán đặc biệt với những tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm rất cao. Để có được các tiêu chuẩn, điều kiện này, họ phải trải qua một quá trình công tác lâu dài, năng lực và uy tín đã được thể hiện, ghi nhận qua vài chục năm công tác và là những người tuổi đã cao.

“Luật 2014 quy định nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao cũng giống như nhiệm kỳ của thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp là chưa phù hợp, chưa phản ánh được vị trí pháp lý đặc biệt của thẩm phán TAND Tối cao”, ông Nhàn nói.

Từ đó, ông đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao theo hướng được bổ nhiệm không thời hạn cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

Không đồng tình với đề xuất trên, Chánh án TAND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Lệ cho rằng thẩm phán có rất nhiều quyền lực, nên cần phải có cơ chế 5 năm, 10 năm để tránh việc có quyền lực suốt đời.

Ông Lệ cho biết thêm thẩm phán so với một số ngành, phông nền kiến thức xã hội còn hạn chế. Một số thẩm phán ra ngoài tiếp cận thông tin về thời sự, chính trị, kinh tế – xã hội, nắm bắt tình hình để bổ trợ cho công tác chuyên môn còn hạn chế, lạc hậu. Tòa án cứ quanh quẩn hồ sơ, điều nọ điều kia nhưng nhiều việc kiến thức về chính trị, kinh tế, hành chính rất ít…

Ông Lệ cũng nhắc lại hướng dẫn của Vụ Tổ chức, một trong những điều kiện khi sơ tuyển lựa chọn thẩm phán là nam cao 1,6 m, nữ cao 1,53 m.

“Tất nhiên nhiều người nhỏ thông minh lắm nhưng nên chăng, điều kiện về thể chất phải bằng trung bình của người Việt trở lên. Vừa rồi có một số thấp bé nhẹ cân lắm. Tên không có, tướng cũng không, chưa nói nội hàm bên trong…”, ông Lệ nói.

Tại hội thảo, Phó đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Sitara Syed nhấn mạnh, các tiêu chuẩn và điều kiện quốc tế về tính độc lập của ngành tư pháp, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về tính độc lập của tòa án (được thông qua năm 1985) và Tuyên bố Bắc Kinh về tính độc lập tư pháp của Hiệp hội Luật châu Á – Thái Bình Dương năm 1997.

Theo các nguyên tắc này, cơ quan tư pháp chỉ có thể độc lập khi Tòa án hoạt động như một thể chế riêng và các Thẩm phán cũng hoàn toàn độc lập. Các nguyên tắc này đưa ra các nội dung thiết yếu về tính độc lập tư pháp bao gồm: Độc lập về thể chế, trong xét xử và độc lập về tài chính của tòa án.

“Nếu thiếu các nội dung này, tòa án không thể thực hiện quyền tư pháp của mình một cách độc lập và công bằng”, bà Sitara Syed nói.

Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

21 phút ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

21 phút ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

32 phút ago

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

1 giờ ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

1 giờ ago