Bé gái 8 tuổi được chẩn đoán viêm não do cúm gia cầm H5N1, sau khi tiếp xúc hàng loạt gà chết cách đây 2 tuần. (Ảnh minh họa: Melnikov Dmitriy/shutterstock)
Bé gái 8 tuổi được chẩn đoán viêm não do cúm gia cầm H5N1, sau khi tiếp xúc hàng loạt gà chết cách đây 2 tuần.
Ngày 18/4, Sở Y tế TP.HCM có báo cáo về trường hợp bé L.B.A. (SN 2017, ngụ huyện Bến Cầu, Tây Ninh) được chẩn đoán viêm não do cúm gia cầm A/H5N1. Hiện bé đang được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1.
Bé A. khởi phát triệu chứng từ ngày 11/4 với sốt, đau đầu và ói nhiều lần.
Sau 2 ngày điều trị tại Bệnh viện tỉnh Tây Ninh không cải thiện, ngày 13/4, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng ngủ gà, nói lẫn, cổ gượng nhẹ, và được theo dõi viêm não.
Mẫu dịch não tủy và hô hấp của bé được gửi xét nghiệm tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Kết quả ngày 17/4 cho thấy dịch não tủy dương tính với cúm A/H5, nhưng mẫu hô hấp âm tính.
Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp tục gửi mẫu đến Viện Pasteur TP.HCM. Ngày 18/4, Viện Pasteur xác nhận mẫu dịch não tủy dương tính với cúm A/H5N1, trong khi mẫu ngoáy mũi họng âm tính.
Kết quả được báo cáo khẩn lên Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế. Hiện bé A. thở máy, mở mắt tự nhiên, sốt 38,5°C, sinh hiệu tạm ổn.
Điều tra dịch tễ cho thấy bé có tiếp xúc với gà chết hàng loạt tại nhà bà ngoại 2 tuần trước. Bé là con thứ hai trong gia đình, có tiền sử tim bẩm sinh (thông liên thất), từng phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 1 lúc 2 tháng tuổi.
Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh tiến hành điều tra dịch tễ học và xử lý ổ dịch theo quy định.
Theo nhận định của các chuyên gia truyền nhiễm, đây là một trường hợp hiếm gặp, trong đó virus cúm gia cầm A/H5N1 gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và không tấn công vào đường hô hấp.
Thông thường virus cúm gia cầm A/H5N1 gây dịch bệnh trên các gia cầm và thủy cầm, con người bị nhiễm virus khi tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh chết.
Biểu hiện chính khi nhiễm cúm gia cầm là viêm phổi rất nặng (hội chứng nguy ngập hô hấp cấp ARDS) với tỷ lệ tử vong trên 50%. Điều may mắn cho đến hiện nay là virus cúm A/H5N1 chưa lây được từ người sang người.
Trường hợp tương tự từng được ghi nhận tại Đồng Tháp năm 2004. Nhóm chuyên gia Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Nhi đồng 1 đã phát hiện virus cúm A/H5N1 trong dịch não tủy của 2 trẻ có triệu chứng tiêu chảy nặng, co giật hôn mê rồi tử vong, không có biểu hiện bệnh ở đường hô hấp.
Để phòng chống cúm A/H5N1, Sở Y tế khuyến cáo người dân:
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền bị cáo buộc Lập khống chứng từ mua bán vàng,…
Các nhà phê bình gọi thời điểm khai mạc liên hoan phim LGBT tại Ukraine…
Các nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đã cùng nhau thực hiện chuyến thăm Đài…
Chính quyền Trump tiếp tục gây sức ép lên Đại học Harvard, yêu cầu cung…
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang, CEO của…
Nhân sâm từ lâu đã được xem là vị thuốc quý, nổi bật với công…