Categories: Thời sựViệt Nam

Việt Nam lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép phổi

Ca phẫu thuật ghép phổi từ người cho còn sống thành công đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện tại Bệnh viện Quân y 103 (TP. Hà Nội).

Ca ghép phổi lần đầu tiên thực hiện thành công tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

GS.TS Đỗ Quyết – Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 (TP. Hà Nội) và các bác sỹ trong viện cùng với sự hỗ trợ của GS. Oto Takahiro – Giám đốc Trung tâm Ghép tạng (Bệnh viện Đại học Okayama, Nhật Bản) đã thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho còn sống đầu tiên tại Việt Nam.

Bệnh nhân được ghép phổi là cháu Ly Chương Bình (SN 2010), dân tộc Dao. Người cho phổi là anh Ly Cù G. (SN 1989, là bố đẻ cháu Ly Chương Bình) và anh Ly Cù T. (SN 1987, là bác ruột của cháu Bình). Gia đình hiện đang sống tại thôn Na Cạn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Được biết, trước khi chuyển tới Viện 103, cháu Bình được chẩn đoán giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi và được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Sau khi xét nghiệm, các bác sỹ Viện 103 và các chuyên gia đầu ngành chẩn đoán xác định: bệnh nhân biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ III, có chỉ định ghép phổi.

Học viện Quân y cùng các cơ quan chuyên môn tỉnh Hà Giang đã tư vấn cho gia đình bệnh nhân cần thực hiện ca ghép phổi để cứu sống cháu bé. Được sự đồng ý của gia đình cháu Bình, các bác sỹ đã tiến hành ghép phổi.

Ca phẫu thuật ghép phổi cho bệnh nhi Bình kéo dài 10 giờ liên tục, kết thúc lúc 17h30 ngày 21/2. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe của cả hai người cho phổi đều ổn định. Bệnh nhi nhận phổi được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định, được điều trị tích cực.

GS.TS Quyết cho biết, ghép phổi là một trong những ca ghép rất khó, do phổi không giống các tạng khác. Là cơ quan hô hấp đảm bảo oxy cho cơ thể, việc ghép phổi đòi hỏi phải lựa chọn, đánh giá tình trạng phổi của người cho và của người nhận, đồng thời liên quan đến tim mạch, nhiễm khuẩn, nhiều vấn đề khác,… Một trong những điểm rất khó của ca ghép phổi là phải chăm sóc phổi được ghép thành phổi khỏe, đủ chức năng, bởi khi được cắt ra, phổi đã bị tổn thương nên nguy cơ nhiễm trùng cao.

Hiện nay, trên thế giới, ghép phổi đã phát triển mạnh, số ca ghép phổi liên tục tăng lên qua các năm. Hiện có hai hướng phát triển ghép phổi, đó là ghép phổi từ người sống chết não và ghép phổi từ người bình thường (hay còn gọi ghép thùy phổi từ người sống; ghép phổi từ người hiến tạng sống).

Trần Tâm

Xem thêm:

Trần Tâm

Published by
Trần Tâm

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

55 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

1 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

1 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

1 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

1 giờ ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

2 giờ ago