Trước khi triệu tập Đại hội 19 ĐCSTQ (đảng Cộng sản Trung Quốc), hai ông Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình đã tung đòn “hồi mã thương” tại sào huyệt Cát Lâm và Nội Mông Cổ của hai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn (được cho là thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân).
“Hồi mã thương” là một thuật ngữ chỉ sự phản công, hồi đột ngột tập kích trở lại trong một trận đấu. Trước đó, sau khi phe ông Tập Cận Bình tung đòn “hồi mã thương” vào sào huyệt Thiên Tân của Ủy viên Thường vụ Trung ương Trương Cao Lệ, đã có không ít thân tín cấp cao của Trương “ngã ngựa”. Vì thế nhiều nhận định cho rằng lần này sẽ lại xảy ra hiệu ứng tương tự.
Ngày 22/2, trong hoạt động tuần tra lần thứ 12 tại Bắc Kinh, ông Vương Kỳ Sơn đã tấn công vào 29 Đảng ủy trường Đại học, trong đó có Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa; ngoài ra còn “soi” các địa bàn Nội Mông Cổ, Cát Lâm, Vân Nam, Thiểm Tây.
Ông Vương Kỳ Sơn cho biết, “bảo vệ “hạt nhân Tập Cận Bình” là nguyên tắc chính trị hàng đầu, việc tuần tra những địa bàn quan trọng này là nghĩ cho “đại cuộc của trung ương”.
Sau đợt tuần tra lần thứ 12 của UBKLTW (Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương), ông Tập Cận Bình đã hoàn thành “kiểm kê” đối với 16 tỉnh thành cùng một số trường đại học trọng điểm, tập đoàn nhà nước và đơn vị tài chính.
Có nhận định, việc ông Tập Cận Bình ra đòn “hồi mã thương” đối với sào huyệt Cát Lâm và Nội Mông Cổ của hai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn có thể sẽ lại có hiệu ứng giống như từng làm đối với sào huyệt Thiên Tân của ông Trương Cao Lệ; đã đến lúc “bang Cát Lâm” của ông Trương Đức Giang và phe cánh của ông Lưu Vân Sơn cài cắm tại Nội Mông Cổ bị thanh trừng.
Nhị Trương nhất Lưu (chỉ Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn) bị cho là các ủy viên thường vụ thân tín của ông Giang Trạch Dân, là đại diện của ông Giang Trạch Dân trong ban lãnh đạo tối cao ĐCSTQ, trong cuộc đấu Giang – Tập, nhị Trương nhất Lưu thường xuyên dùng phe cánh của mình gây cản trở kế hoạch “đả hổ” cùng các chính sách của phe ông Tập Cận Bình.
Con đường quan lộ của ông Trương Đức Giang khởi đầu từ Cát Lâm, từng làm Phó Bí thư tỉnh Cát Lâm kiêm Bí thư châu tự trị Diên Biên, Bí thư tỉnh Cát Lâm. Còn cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân từng một thời làm việc tại Trường Xuân, vì thế “có cảm tình” đối với Cát Lâm, đã đề bạt hàng loạt quan chức bang Cát Lâm, tiêu biểu như Trương Đức Giang, Vương Cương, Đỗ Thanh Lâm, Tô Vinh… Tỉnh Cát Lâm dưới thời các ông Trương Đức Giang, Vương Vân Khôn, Vương Mân, Vương Nho Lâm đã hình thành “bang Cát Lâm” do ông Trương Đức Giang cầm đầu.
Con đường quan lộ của ông Lưu Vân Sơn bắt đầu từ Nội Mông Cổ, từng nhậm chức Phó Bí thư Đoàn Thanh niên tại Nội Mông Cổ, Phó Ban Tuyên truyền Đảng ủy Nội Mông Cổ, Trưởng ban Tuyên truyền, Ủy viên Thường vụ Nội Mông Cổ, Bí thư thành phố Xích Phong. Nhậm chức tại Nội Mông Cổ hơn 20 năm nên Lưu Vân Sơn xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng khắp, hỗ trợ đắc lực cho con trai vơ vét làm giàu dựa vào ưu thế quan hệ quyền lực tại Nội Mông Cổ.
>> Xem thêm: “Đấu trường sinh tử” giữa phe “Thái Tử Đảng” và “nhị Trương nhất Lưu”
Trong một số đợt thị sát trở lại trước đây tại Liêu Ninh và Thiên Tân, UBKLTW Trung Quốc đã xử lý nhiều “hổ to”.
Trong đợt “thị sát lại” đầu tiên đã xử lý ít nhất 6 “hổ to”. Trong số này, địa bàn của ông Giang Trạch Dân tại Liêu Ninh có 4 người, lần lượt là Bí thư Tỉnh ủy Vương Dân (Wang Min), Bí thư Ban Chính pháp Tô Hồng Chương (Su Hongzhang), Phó Chủ nhiệm Nhân đại Vương Dương (Wang Yang) và Trịnh Ngọc Trác (Zheng Yuchao); hai người khác là Thị trưởng Dương Lỗ Dự (Yang Luyu) của thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông và Phó tỉnh trưởng Dương Chấn Siêu (Yang Zhenchao) của tỉnh An Huy.
Trong đợt “thị sát lại” lần thứ hai, chỉ riêng sào huyệt Thiên Tân của ông Trương Cao Lệ đã thay đổi các vị trí trọng yếu như Bí thư kiêm Thị trưởng Hoàng Hưng Quốc, Phó thị trưởng Doãn Hải Lâm, Phó Thị trưởng thường trực kiêm Trưởng ban Giám sát an ninh Dương Đống Lương. Cả ba người này đều là cán bộ cũ của ông Trương Cao Lệ, trong đó Doãn Hải Lâm và Dương Đống Lương do ông Trương Cao Lệ đề bạt, còn ông Hoàng Hưng Quốc có 5 năm phối hợp làm việc cùng ông Trương Cao Lệ, bưng bê lẫn nhau.
Ngoài ra, ông Vương Dân và Hoàng Hưng Quốc đều là thân tín của ông Giang Trạch Dân. Ông Vương Dân được xem là “em út” của ông Giang Trạch Dân; ông Hoàng Hưng Quốc thời phụ trách Ninh Ba đã cho treo những hình ảnh khổng lồ của ông Giang Trạch Dân tại các điểm nút ra vào trên các đường cao tốc ở Ninh Ba.
Tuyết Mai (T/H)
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…