Kết luận thanh tra vụ hiệu trưởng bớt xén suất ăn của giáo viên Trường mầm non Ánh Dương (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vừa được công bố. Hiệu trưởng trường này đã viết đơn xin nghỉ việc nhưng chưa được thông qua.
Báo VnExPress dẫn kết luận thanh tra huyện Châu Đức đối với Trường mầm non Ánh Dương cho biết với bữa ăn trưa của giáo viên từ tháng 9/2023 đến tháng 5 năm nay, hiệu trưởng Phan Thị Hán Huệ không tổ chức lấy ý kiến, không công khai số tiền thu, chi. Số tiền còn dư hơn 23 triệu đồng, bà Huệ không chỉ đạo xử lý.
Khoản tiền ăn bán trú cho trẻ còn thừa 25 triệu đồng cũng chưa được hoàn trả cho phụ huynh.
Bên cạnh đó, quy chế làm việc của trường còn nhiều thiếu sót, phân công nhiệm vụ với ban giám hiệu, giáo viên chưa hợp lý hoặc chưa đúng. Đặc biệt, trường để xảy ra mất đoàn kết nội bộ.
Thanh tra kiến nghị UBND huyện Châu Đức xử lý trách nhiệm với bà Huệ và các cá nhân liên quan.
Bài báo cũng cho biết tuần trước, bà Huệ gửi đơn xin thôi việc đến UBND huyện Châu Đức với lý do sức khỏe kém, đồng thời thừa nhận để xảy ra thiếu sót trong quản lý điều hành, gây mất đoàn kết nội bộ.
Huyện cho biết sẽ xem xét đơn của bà Huệ sau khi bà khắc phục các kiến nghị của đoàn thanh tra, cũng như nhận quyết định xử lý kỷ luật.
Trước đó, tại một buổi đối thoại với giáo viên, người lao động của Trường Mầm non Ánh Dương, chiều tối 17/9, 39 giáo viên và người lao động của Trường Mầm non Ánh Dương đưa ra 24 ý kiến, phản ánh những bất hợp lý như suất ăn cơm trưa; chế độ hợp đồng lao động; các khoản thu – chi không công khai, không rõ ràng; thái độ cư xử của hiệu trưởng với viên chức, người lao động; áp lực công việc…
Theo tường thuật của báo Bà Rịa – Vũng Tàu, cô T. (giáo viên) cho hay từ tháng 9/2023, các giáo viên đóng tiền ăn hàng tháng, tính ra tương đương giá 30.000 đồng/suất ăn trưa nhưng chất lượng “quá tệ”, ngoài cơm trắng chỉ có một món chính nhưng rất ít, đỉnh điểm là đầu tháng 9 vừa qua (sau đó hình ảnh các suất ăn bị phản ánh lên mạng xã hội – chú thích).
Giáo viên, người lao động phản ánh các khoản thu, chi, tài chính của trường không minh bạch; hiệu trưởng ép giáo viên, người lao động làm những việc ngoài hợp đồng và chuyên môn như: nhổ cỏ, chặt cây, đẩy đất, gom xà bần, trộn hồ. “Chúng tôi có hợp đồng lao động làm việc ở trường nhưng bà Huệ bắt chúng tôi vào làm vườn, làm rẫy cho bà này”, một nhân viên nói.
Theo phản ánh chung, từ khi bà Huệ về làm hiệu trưởng, ngôi trường không còn là môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ. Nhiều giáo viên, người lao động bị hiệu trưởng mạt sát, chửi bới. Vì sợ bị trù dập, mất việc nên mọi người không dám nói, dù rất nhiều giáo viên, nhân viên cảm thấy không thể ở lại, muốn chuyển trường.
Tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay, TP.HCM ghi nhận 2.438 ca bệnh sởi,…
Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe…
The Korea Times ngày 3/12 dẫn tin từ nhà chức trách cho biết một nhóm…
Từ 1/1/2025, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện…
Chỉ riêng tại Cơ sở 551 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Tổng công ty Đường…
Trần Nhất Tân là một Bộ trưởng mới của Bộ An ninh Quốc gia, với…