Theo Bộ Ngoại giao, các cơ quan chức năng của Việt Nam và Campuchia đã phối hợp đưa về nước khoảng 400 trường hợp, đồng thời hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng 1.500 công dân gặp khó khăn.
Nói tại buổi họp báo thường kỳ ngày 7/7, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết vừa qua, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Campuchia đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương trong nước, đặc biệt là địa phương giáp biên giới với Campuchia, các cơ quan chức năng của Campuchia, để thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân khó khăn, hoạn nạn để đưa về nước.
Cụ thể, giới hữu trách đã lập các nhóm công tác chuyên trách để xử lý yêu cầu hỗ trợ công dân, đăng cảnh báo lên trang điện tử và tài khoản mạng xã hội của các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia và cơ quan chức năng Campuchia trong việc tiếp nhận thông tin, hỗ trợ giải cứu nạn nhân.
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã mở đường dây nóng bảo hộ công dân 24/7, cùng với đường dây nóng của Cục Lãnh sự để tiếp nhận thông tin của nạn nhân…
Với sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong nước và Campuchia, đến nay, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã bảo hộ, đưa về nước khoảng hơn 400 trường hợp, đồng thời, hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng hơn 1.500 trường hợp công dân gặp khó khăn trong xuất nhập cảnh, đi lại, gia hạn cư trú, vi phạm pháp luật sở tại.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, các công ty quản lý và sử dụng lao động, tiếp tục điều tra, thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết…
Thời gian gần đây, báo chí nhà nước cho biết hàng trăm lao động tại các tỉnh thành như Đồng Nai, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai… bị sập bẫy sang Campuchia làm việc với “việc nhẹ, lương cao”. Nhiều gia đình phải tốn hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để “chuộc” con em mình từ Campuchia về Việt Nam.
Giới hữu trách khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác trước thủ đoạn tuyển lao động với mức thu nhập cao trên các trang mạng xã hội để không trở thành nạn nhân của các đối tượng mua bán người.
Bằng thủ đoạn đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội để tuyển lao động với mức thu nhập cao, sau khi dụ dỗ, các đối tượng đưa nạn nhân đến khu vực giáp ranh biên giới rồi đưa qua Campuchia bất hợp pháp, ép nạn nhân làm công việc không trả lương hoặc bán cho các công ty của người Trung Quốc; nạn nhân bị bóc lột sức lao động, bị ép buộc ký các hợp đồng lao động, nếu muốn trở về nước thì phải chuyển tiền chuộc cho các đối tượng.
Người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin về nơi làm việc như: tên công ty, địa chỉ nơi làm việc, công việc cụ thể, kiểm tra tính xác thực của những thông tin này trước khi đến làm việc. Đồng thời, thông tin đến người thân trong gia đình và những người xung quanh biết để nâng cao cảnh giác, tránh bị lừa giới thiệu việc làm, nhất là con em trong độ tuổi thanh thiếu niên đang có nhu cầu tìm việc làm.
https://trithucvn2.net/tin-tuc-vn/viet-nam-hang-tram-nguoi-sap-bay-viec-nhe-luong-cao-bi-lua-ban-sang-campuchia.html
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã liên hệ với cảnh sát Hàn Quốc để nắm thông tin về một vụ 33 người Việt bị bắt vì cáo buộc buôn bán và sử dụng ma túy, qua đó đề nghị Hàn Quốc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam.
Theo thông tin ban đầu, có 33 người trong đó 4 người nhập quốc tịch Hàn Quốc, còn lại là 29 công dân Việt Nam ở trong tình trạng cư trú bất hợp pháp. Hiện những công dân này đang bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc tạm giữ và làm thủ tục trục xuất về nước.
Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tiếp tục theo dõi vụ việc và thường xuyên liên lạc với các cơ quan sở tại để cập nhật thông tin cũng như triển khai biện pháp bảo hộ công dân phù hợp luật pháp Việt Nam và nước sở tại.
Trước đó, theo KBS, văn phòng quản lý xuất nhập cảnh thành phố Busan ngày 3/7 đã phối hợp với Sở Cảnh sát thành phố Busan bắt giữ 33 người Việt Nam với cáo buộc buôn bán và sử dụng ma túy, vi phạm Luật quản lý ma túy.
Tất cả những người này được cho là đang lưu trú bất hợp pháp tại thành phố Busan và khu vực tỉnh Nam Gyeongsang, bị cảnh sát bắt quả tang khi đang tổ chức sử dụng ma túy vào rạng sáng ngày 3/7 tại phòng karaoke ở quận Masanhoewon, thành phố Changwon (Nam Gyeongsang).
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…