900.000 trẻ em Duy Ngô Nhĩ cũng là nạn nhân của tội ác diệt chủng

Trong khi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương của chế độ cộng sản Trung Quốc đã ngày càng nghiêm trọng kể từ năm 2017, thì số phận các trẻ em Duy Ngô Nhĩ trong cuộc bức hại này lại không được quan tâm thích đáng. Mặc dù không bị đưa vào các trại tập trung, khoảng 900.000 trẻ em đã bị đưa tới các trại trẻ, tới các gia đình người Hán, hoặc trở thành người vô gia cư. Ngoài ra, những trẻ em này còn phải đối mặt với một cuộc tẩy não có hệ thống trong các trường học, nhằm khiến văn hóa và ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn biến mất khỏi khu tự trị Tân Cương.

Trẻ em Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh: DPerstin/Flickr, CC BY 2.0)

Quyền của trẻ em dưới 18 tuổi được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế, không phụ thuộc ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính hay dân tộc. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã được ký vào năm 1989 bởi 196 nước, trong đó có cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nếu nhìn vào công ước này, có thể thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đang trực tiếp chà đạp lên quyền của những trẻ em người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Không chỉ vậy, nếu nhìn vào công ước về diệt chủng của Liên Hợp Quốc, thì những trẻ em này cũng là nạn nhân của tội diệt chủng.

Kể từ năm 2014, chế độ Bắc Kinh đã xây dựng các trại tập trung ở Tân Cương, và sử dụng chúng trong cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương kể từ năm 2017. Trong khi hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Turk bị đưa vào các trại tập trung, thì trẻ em Duy Ngô Nhĩ đã bị tách khỏi gia đình để đưa tới các trại trẻ, tới các gia đình người Hán, hoặc trở thành người vô gia cư.

Đối chiếu với công ước quốc tế

Điều 2 của Công ước Diệt chủng định nghĩa tội ác diệt chủng bao gồm “thi hành các biện pháp nhằm hạn chế sinh đẻ trong nhóm nạn nhân” “cưỡng bức chuyển trẻ em từ nhóm nạn nhân này tới các nhóm khác”. Chế độ cộng sản Bắc Kinh đã cưỡng bức triệt sản các phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, và đưa trẻ em Duy Ngô Nhĩ tới các gia đình người Hán hoặc trại trẻ.

Điều 2 của Công ước Quyền Trẻ em quy định rằng không được phân biệt đối xử với trẻ em. Tuy nhiên khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dồn những người trưởng thành vào các trại tập trung thì các trẻ em Duy Ngô Nhĩ cũng bị mất đi quyền được giáo dục, chăm sóc, tiếp cận với thức ăn. Và trong khi cha mẹ bị đưa đi thì những trẻ em này bị đặc biệt nhắm tới để tẩy não bằng lý thuyết cộng sản.

Điều 5 của Công ước Quyền Trẻ em nhấn mạnh rằng phải bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của cha mẹ đối với trẻ em, và rằng những người thân thích cũng có quyền trong việc chia sẻ trách nhiệm này. Tuy nhiên chế độ lại không cho phép trẻ em Duy Ngô Nhĩ được tiếp xúc với cha mẹ hay người thân của chúng.

Điều 9 của Công ước Quyền Trẻ em quy định rằng không được phép tách trẻ em khỏi cha mẹ chúng trừ khi chúng bị đối xử tệ hại, bị bỏ mặc, hoặc cha mẹ ly thân. Tuy nhiên lý do trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị tách khỏi cha mẹ chúng là vì Bắc Kinh muốn xóa bỏ người Duy Ngô Nhĩ và đạo Hồi.

Điều 13, 14, 15 của Công ước Quyền Trẻ em bảo vệ quyền tự do suy nghĩ, tự do tín ngưỡng và tự do lương tâm. Tuy nhiên Đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ muốn Tân Cương hay Tây Tạng có bất cứ quyền tự do nào trong số đó.

Điều 30 của Công ước Quyền Trẻ em quy định về quyền thực hành văn hóa dân tộc, ngôn ngữ và tín ngưỡng của trẻ. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu Hán hóa Tân Cương của mình, Bắc Kinh đã yêu cầu chỉ được dạy tiếng Hán trong trường học ở Tân Cương, không cho phép thực hành các lễ nghi Hồi giáo, và đặt mục tiêu đào tạo ra những trẻ em Duy Ngô Nhĩ vô thần.

Điều 32 của Công ước Quyền Trẻ em quy định rằng không được ép buộc trẻ em lao động, còn chế độ cưỡng ép trẻ em phải thu hoạch bông ở Tân Cương.

Sự gia tăng tẩy não và Hán hóa qua các năm

Vào tháng 12/2016, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một quyết định quan trọng liên quan đến chính sách đàn áp trẻ em Duy Ngô Nhĩ. Chế độ yêu cầu bắt buộc chỉ được dạy tiếng Trung trong các trường học ở Tân Cương. Đồng thời trường học phải nhấn mạnh các vấn đề về lòng trung thành với Trung Quốc và lòng trung thành với Đảng.

Văn bản được đăng tải trên trang web của Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2017 đã thông báo rằng sẽ mở rộng các trường nội trú. Theo các số liệu, 40% học sinh trung học cơ sở và tiểu học, tức khoảng 497.800 trẻ em Duy Ngô Nhĩ, ở nội trú.

Tính đến năm 2017, số lượng các trường nội trú và trung tâm chăm sóc tư nhân ở Tân Cương đã tăng lên. Trong bối cảnh đó, chế độ đã lên kế hoạch xây dựng 4.387 cơ sở giáo dục mầm non vào tháng 2/2017, và tiếng Trung là ngôn ngữ duy nhất được giảng dạy. Mục tiêu là 562.900 trẻ em sẽ được giáo dục tại các trường này.

Từ 2016 tới 2020, chế độ đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tham gia giáo dục mầm non lên 100%. 8 tỷ nhân dân tệ đã được phân bổ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong khi con số mục tiêu cho năm 2017 là 562.900 trẻ em tham gia các trường này, con số thực tế là 759.900. Số học sinh mỗi trường cũng tăng từ 433 lên 1.000. Số lượng trẻ em ghi danh tiếp tục tăng trong năm sau, và con số này đã tăng lên 1,6 triệu.

Từ năm 2016 đến năm 2017, tổng diện tích theo mét vuông của các trường học ở Tân Cương đã tăng 85%. Quy mô diện tích của các trường cho thấy không chỉ các phòng học mà khu nội trú cũng được mở rộng.

Tại Tân Cương, ở các trường mầm non, học sinh được dạy theo hình thức chăm sóc toàn diện hoặc bán trú. Chăm sóc toàn diện có nghĩa là học sinh đi học vào thứ Hai và ở lại cho đến thứ Sáu. Chăm sóc bán trú có nghĩa là chỉ đào tạo ban ngày. Hệ thống chăm sóc đầy đủ đặc biệt nhắm vào những trẻ em mà cha mẹ đã bị gửi đến các trại tập trung.

Chương trình học được phát triển theo hệ tư tưởng của chế độ Cộng sản tại tất cả các cấp học. Ở một số vùng, trẻ em trên một độ tuổi nhất định phải được gửi đến các trường nội trú. Tất cả học sinh học xong lớp 4 ở Kashgar đều bị tự động gửi đến các trường nội trú. Một nguồn tin khác cho biết, mọi đứa trẻ đến 9 tuổi đều bị gửi thẳng vào trường nội trú của chế độ.

Chế độ Cộng sản Trung Quốc đã gửi một số trẻ em đến trại tập trung cùng với cha mẹ, theo Cơ sở dữ liệu Nạn nhân Tân Cương (shahit.biz). Một nhân chứng trong cơ sở dữ liệu này cho biết, 100 trong số 5.000 người tại một trại tập trung là trẻ em.

*

Trong 2 thập kỷ gần đây, các cuộc đàn áp do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em. Trong rất nhiều trường hợp, cha mẹ của những đứa trẻ đều bị giam cầm hoặc bị giết hại. Một số khác tương đối may mắn hơn cũng phải chịu cảnh không thể gặp lại cha mẹ mình. Trường hợp được Trí Thức VN đưa tin mới đây của cô Vu Minh Huệ, người có cha mẹ đều tập Pháp Luân Công và bị bắt giam, tra tấn trong tù là một ví dụ. (Xem bài: Nhà thiết kế thời trang Anh quốc: “Đối mặt với tra tấn, cha mẹ vẫn kiên định đức tin”)

Dựa theo bài viết “900,000 Uyghur Children: The Saddest Victims of Genocide
Đăng trên tạp chí nhân quyền Bitter Winter của Ý
Tác giả: Abdulhakim Idris
Minh Nhật biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

17 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

39 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago