Bàn về “người kế tục ông Tập Cận Bình”

Trong khi Đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ diễn ra vào năm sau đang đến gần, giới quan sát đặc biệt chú ý đến “người kế tục ông Tập Cận Bình” lẽ ra đã phải xuất hiện theo như thông lệ, nhưng hiện nay vẫn chưa thấy.

Ông Tập Cận Bình

Tờ Minh Báo ở Hồng Kông đầu tháng 9 có bài bình luận, Đại hội 19 của ĐCSTQ sẽ được tổ chức vào mùa thu sang năm, trước mắt dư luận đang tập trung vào vấn đề người sẽ kế tục ông Tập Cận Bình. Nếu giả sử hai nhân vật của thế hệ sau năm 1960 là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa hoặc Bí thư thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài sẽ vào làm Thường ủy viên Bộ Chính trị, thì ai trong hai ông này có vẻ cũng không giống là người kế tục của ông Tập Cận Bình.

Bài báo chỉ ra, đến mùa thu năm 2022, ông Tập Cận Bình vẫn chưa đến 69,5 tuổi. Bởi vì ông Lý Khắc Cường chỉ kém ông Tập Cận Bình 2 tuổi, vì vậy khả năng ông Lý làm người kế tục của ông Tập là rất thấp. Do đó, ông Tập hoàn toàn có lý do để tái nhiệm lần nữa. Nếu năm 2022 ông Tập không về hưu, người kế tục ông không nhất định xuất hiện tại Đại hội 19 sang năm.

Theo quy định của Hiến Pháp Trung Quốc, Chủ tịch quốc gia chỉ đảm nhiệm tối đa hai kỳ, nhưng trong Điều lệ ĐCSTQ, Tổng Bí thư không có hạn chế nhiệm kỳ.

Tạp chí Tranh Minh Hồng Kông số tháng 4 năm nay đưa tin, kể từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, người ta bắt đầu nhìn thấy rõ việc lập “ban lãnh đạo” cố định “cách thế hệ” và cơ cấu nhân sự “dài hạn” đang đi vào thảm cảnh. Năm đó, phiên họp thứ 3 của Đại hội 18 đã khởi động xây dựng tổ chức và lý luận tuyên truyền theo hai lộ tuyến “cách thế hệ” và “dài hạn”. Tuy nhiên, báo này cho biết, vào đầu tháng 10/2012, ông Tập Cận Bình đã hủy bỏ danh sách nhóm cơ cấu lãnh đạo cho Đại hội 19 và Đại hội 20 do Hội nghị mở rộng Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ thông qua.

Ngày 22/8, tờ “Thế giới nhật báo” cho đăng một bài viết cho biết, đối với vấn đề sắp xếp “ủy ban thường vụ” và “người kế tục” cũng như việc “kéo dài nhiệm kỳ” thì ông Tập Cận Bình đều có khả năng cải biến tiền lệ trước đây.

Bài viết cho biết, ông Tập Cận Bình có thể liên nhiệm hay không thì chủ yếu phụ thuộc vào việc có người kế tục xuất hiện không. Theo thực tế hiện giờ trong ĐCSTQ, thì đáng lẽ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình, người kế tục đã phải xuất hiện, nhưng suốt từ lúc ông Tập nắm quyền đến nay đã được 4 năm thì vẫn chưa thấy xuất hiện bất kỳ ai là “người có khả năng kế tục” cả. Bài viết cũng nhận định, kéo dài việc quyết định người kế tục, đối với ông Tập Cận Bình không phải là việc không tốt bởi vì còn rất nhiều việc đang dang dở như là cải cách tình hình kinh tế, chống tham nhũng, phòng thủ biên giới ở phía Đông và phía Nam v.v.

Bài viết cũng nhận định, nếu giả sử ông Tập Cận Bình chính thức bỏ chế độ này thì chứng tỏ rằng ông ấy đã khống chế được đại cục.

Báo AFP của Pháp ngày 9/8 cũng từng đăng tin dẫn lời học giả ở Mỹ và Hồng Kông, chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình vẫn chưa bố trí người kế tục theo thông lệ của ĐCSTQ. Các hiện tượng gần đây cho thấy, ông Tập Cận Bình có tham vọng lớn, muốn xoay chuyển triệt để cục diện chính trị của nước Trung Quốc đang trong đầy rẫy nguy cơ, có khả năng sẽ tự kéo dài nhiệm kỳ của mình quá 10 năm. Ngoài ra, nếu người “bạn thân” Vương Kỳ Sơn của ông Tập trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vẫn tiếp tục tại vị ở Đại hội 19 thì sẽ mở ra một tiền lệ mới cho ông Tập kéo dài nhiệm kỳ của mình.

Ngày 30/8, đài VOA của Mỹ đăng trên chuyên mục thời sự đã thảo luận về việc ông Tập Cận Bình có kéo dài nhiệm kỳ của mình hay không, cũng như các vấn đề cải cách chính trị ở Trung Quốc. Học giả Trung Quốc đang sống tại Mỹ Ngô Tộ Lai đưa ra một hướng giải quyết để quá độ ôn hòa chính trị Trung Quốc, một cách thức đặc thù nhưng hợp pháp và khả thi. Đó là thông qua danh nghĩa Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, giải tán ĐCSTQ. Ông nhận định, ông Tập Cận Bình có khả năng đang cân nhắc việc sau khi hết hai nhiệm kỳ giữ chức Tổng Bí thư sẽ chuyển sang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, đồng thời sẽ đem quân quyền giao cho Đại hội Đại biểu Nhân dân. Nếu làm như vậy thì quân đội và quốc gia sẽ thực sự thuộc về nhân dân, và “ông ấy sẽ “lưu danh thiên cổ”.

Tự Minh

Xem thêm:

Tự Minh

Published by
Tự Minh

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

3 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

4 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

4 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

5 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

6 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

7 giờ ago