Theo báo cáo, Trung Quốc ‘đội sổ’ thế giới về gây tai họa phát thải khí nhà kính; là nguồn rác biển lớn nhất thế giới; thủ phạm đầu thế giới về đánh bắt cá phi pháp, không thông báo và không được kiểm soát; là nước tiêu thụ sản phẩm gỗ và động vật hoang dã lớn nhất thế giới… Những hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra tác động môi trường vô vùng tồi tệ cho người dân Trung Quốc, việc Trung Quốc khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững và hành vi đầu tư qua “Vành đai và Con đường” bất chấp vấn đề môi trường đã gây đe dọa cho nền kinh tế cùng môi trường sống khỏe toàn cầu.
Chính phủ Mỹ cũng chỉ rõ thực trạng đáng buồn trong việc ĐCSTQ đàn áp xã hội dân sự và tự do báo chí, gây trì hoãn những cải cách có lợi cho toàn thế giới cũng như người dân Trung Quốc. Như Ngoại trưởng Mike Pompeo đã phát biểu: “Quá nhiều vấn đề của nền kinh tế do ĐCSTQ kiểm soát hành động mà coi nhẹ tác động đối với chất lượng không khí, đất đai và nước. Đáng lẽ người dân Trung Quốc và thế giới xứng đáng được tận hưởng (môi trường) tốt hơn.”
Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố là nước đi đầu về môi trường quốc tế, nhưng thực tế lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng của nước này không ngừng gia tăng. Kể từ năm 2006, Trung Quốc là nơi phát thải khí nhà kính (GHG) hàng năm lớn nhất thế giới. Tổng lượng khí thải của Trung Quốc gấp đôi Mỹ và chiếm gần 1/3 lượng khí thải toàn cầu. Từ năm 2005 – 2019, lượng khí thải liên quan đến năng lượng ở Bắc Kinh tăng hơn 80%, trong khi lượng khí thải liên quan đến năng lượng ở Mỹ giảm hơn 15%. Chỉ tính năm 2019, lượng khí thải carbon dioxide liên quan đến năng lượng của Trung Quốc tăng hơn 3%, trong khi Mỹ giảm 2%.
Bắc Kinh tự xác định “Trung Quốc là nước đang phát triển” để né tránh gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong việc giảm phát thải khí nhà kính, cho dù lượng khí thải carbon dioxide bình quân đầu người của họ đã đạt đến mức của nhiều nước thu nhập cao. Lượng khí thải ngày càng tăng của Trung Quốc đã phá hoại những tiến bộ của nhiều nước khác trên thế giới trong nỗ lực giảm lượng khí thải toàn cầu.
Theo “Nghị định thư Montreal” (Montreal Protocol), các nước trên thế giới thống nhất loại bỏ dần sản xuất các chất gây hại cho tầng ozone. Nhưng giới khoa học nhận thấy từ năm 2014 – 2017, lượng trichlorofluorometan (CFC-11) thải ra ở miền đông Trung Quốc ngày càng tăng, vấn nạn chất thải này gia tăng gây tổn hại cho tầng ozone. Mỹ đang dẫn đầu cộng đồng quốc tế phản ứng về điều này và sẽ tiếp tục thúc đẩy ĐCSTQ thực hiện các nghĩa vụ cũng như tăng cường các nỗ lực giám sát và thực thi pháp luật.
Năm 2008, giới chức ngoại giao Mỹ đã lắp đặt máy giám sát chất lượng không khí tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Qua hoạt động công khai chia sẻ dữ liệu đã cho thấy những vấn đề mà người dân Trung Quốc tại địa phương đều đã biết: chất lượng không khí của Bắc Kinh tồi tệ hơn nhiều những gì Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng thừa nhận. Động thái minh bạch dù nhỏ nhoi này đã thúc đẩy hoạt động mang tính cách mạng trong quản lý chất lượng không khí, sau đó Bắc Kinh đã luôn ưu tiên cải thiện chất lượng không khí cho thành phố, bao gồm cả việc xây dựng quy chuẩn mới đối với chất lượng không khí môi trường. Mặc dù chất lượng không khí ở các thành phố lớn Trung Quốc đã được cải thiện nhiều, nhưng mức độ ô nhiễm không khí nói chung vẫn không tốt cho sức khỏe, và ô nhiễm không khí ở Trung Quốc vẫn luôn ảnh hưởng xấu đến các nước láng giềng.
Chính phủ Mỹ cam kết giảm thiểu mối đe dọa toàn cầu về ô nhiễm không khí thông qua ngoại giao, chính sách hướng dẫn và hỗ trợ nước ngoài có trọng điểm nhằm thúc đẩy mục tiêu của Mỹ, cùng với đưa sáng tạo công nghệ vào các kế hoạch ngoại giao và phát triển, đồng thời định hình thị trường để hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ. Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi ích trên toàn thế giới thông qua các thỏa thuận quốc tế hiện hành về chất lượng không khí (bao gồm “Công ước về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa” (LRTAP)), đồng thời nỗ lực cải thiện chất lượng không khí trong “Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc” (UNEP). Mỹ cũng nỗ lực mở rộng hoạt động thông qua “Chương trình Chất lượng Không khí (Air Quality Program)” nhằm cải thiện năng lực quản lý chất lượng không khí và định hình thị trường công nghệ Mỹ, dự án này hiện đang quản lý 12 khoản tài trợ lớn về chất lượng không khí với tổng kinh phí là 6,6 triệu USD (Đô la Mỹ).
Các quy trình công nghiệp không an toàn của Trung Quốc cũng khiến nước này trở thành nơi phát thải thủy ngân lớn nhất thế giới. Nếu để cho thủy ngân gây ô nhiễm không khí, nước và đất, đó sẽ là nguồn chất độc thần kinh và trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân hàng đầu thế giới gây ô nhiễm thủy ngân là do các doanh nghiệp đốt than và các công ty thuộc sở hữu nhà nước của ĐCSTQ hoạt động ở Trung Quốc và các nước khác.
Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới tham gia “Công ước Minamata về Thủy ngân” (Minamata Conventionon Mercury) vào năm 2013. “Công ước Minamata về Thủy ngân” là công ước quốc tế giải quyết toàn diện về các vấn đề sử dụng, xả thải, lưu trữ và chất thải liên quan đến nguồn gốc, buôn bán và sản xuất thủy ngân nhằm bảo vệ sức khỏe loài người.
Ngoài ra kế hoạch đối với thủy ngân của Chính phủ Mỹ cũng tài trợ cho các dự án nhằm thúc đẩy thực hành môi trường tốt hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ khai thác vàng mang tính thủ công (ASGM); giảm thiểu sử dụng thủy ngân trong khi duy trì hoặc nâng cao tỷ lệ thu hồi vàng trong các mỏ. Kế hoạch này cũng tăng tài trợ cho các dự án giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động về than đá. Trung Quốc cũng là nước ký kết “Công ước Minamata về Thủy ngân”, nhưng nước này vẫn tiếp tục cho phép công dân của mình thúc đẩy việc sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng thủ công và quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển.
Không có gì để bàn cãi khi khẳng định Trung Quốc là nước tiêu thụ động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp lớn nhất thế giới, vì vậy Trung Quốc đã bị xác định là nước cần quan tâm theo “Luật loại bỏ và ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã”. Buôn bán động vật hoang dã là dạng tội phạm xuyên quốc gia nghiêm trọng, nguy hiểm cho an ninh, gây ra tham nhũng và cướp đi sinh kế kinh tế hợp pháp của cộng đồng, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng, làm lây lan dịch bệnh. Chính phủ Mỹ đã không ngừng yêu cầu ĐCSTQ cải thiện hành vi chống buôn bán động vật hoang dã, và đã đạt được thành công về mặt ngoại giao, ví dụ như voi vào năm 2017 gần như đã triệt để cấm việc buôn bán ngà voi. Mỹ cũng kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt triệt để vấn nạn săn lùng và buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ cao trong các khu vực động vật hoang dã, điều này sẽ làm giảm việc sử dụng động vật hoang dã bị buôn bán và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ các sản phẩm gỗ bất hợp pháp, nước này đã thúc đẩy việc khai thác gỗ bất hợp pháp ở các nước sản xuất, giá trị hàng năm của hoạt động thương mại liên quan đến sản phẩm khai thác gỗ bất hợp pháp gia tăng từ 52 tỷ USD đến 157 tỷ USD, góp phần thúc đẩy nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Ngoài ra, ĐCSTQ cũng thúc đẩy các hành vi kinh tế không công bằng trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên nước ngoài, không chú trọng các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội, những hành vi này chủ yếu nhằm vào các nước có cơ quan giám sát và thực thi yếu kém, khiến họ dễ bị ĐCSTQ tước đoạt. Những phương thức phát triển thiếu trách nhiệm này đã góp phần làm gia tăng nạn phá rừng và gây thoái hóa đất, làm suy yếu ngành lâm nghiệp hợp pháp toàn cầu. Mỹ và nhiều nước khác đã nêu gương trong những lĩnh vực này, ĐCSTQ nên áp dụng cách làm của Mỹ cùng các nước đã cấm hoàn toàn việc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.
Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất thế giới, chiếm 30% lượng tiêu thụ sản phẩm nhựa toàn cầu. Năm 2019, Đại học Thiên Tân Trung Quốc thực hiện một đánh giá toàn diện và ước tính Trung Quốc là nước gây rác thải nhựa hàng đầu thế giới. Ít nhất 13% rác thải nhựa ở Trung Quốc không được quản lý, bị thải trực tiếp hoặc đổ ra môi trường dưới dạng ô nhiễm. Mặc dù ĐCSTQ đã ủng hộ quan điểm thu hồi nhựa trên toàn cầu, nhưng chính sách “Jianwang” mà ĐCSTQ ban hành có hiệu lực vào năm 2018 đã hạn chế nghiêm trọng việc thu hồi chất thải nhựa và ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán chất thải nhựa toàn cầu. Hiện nay chất thải nhựa mà Trung Quốc nhập khẩu trước năm 2018 đang được các nước đang phát triển chôn lấp, đốt hoặc xử lý để đối phó với sự gia tăng đột ngột của loại chất thải này, gây nguy hại cho hệ sinh thái. Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy việc quản lý hợp lý về môi trường đối với tất cả các chất thải và phế liệu, đồng thời thúc đẩy quản lý vật liệu bền vững (SMM), đây là phương pháp tiếp cận có hệ thống nhằm sử dụng và tái sử dụng vật liệu hiệu quả hơn trong toàn chu kỳ.
“Một vành đai, Một con đường” (OBOR) mang tính biểu tượng của ĐCSTQ, cũng được gọi là “Vành đai và Con đường” (BRI), nhằm mục đích xây dựng một mạng lưới nâng cao các tuyến đường thương mại trên bộ và đường biển để kết nối Trung Quốc với thế giới tốt hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện sáng kiến “Vành đai và Con đường” thiếu các hướng dẫn rõ ràng về môi trường, các tiêu chuẩn an toàn và các biện pháp bảo vệ người lao động. Nhiều dự án do sáng kiến “Vành đai và Con đường” tài trợ không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, khiến trong một thời gian dài sau khi dự án hoàn thành, nước tham gia phải chịu những hậu quả rất tiêu cực mà dự án gây ra.
Phạm vi bảo vệ môi trường dựa trên luật pháp của quốc gia tham gia, nhưng chỉ dẫn của ĐCSTQ làm những nước tham gia rời xa con đường phát triển kinh tế bền vững. Những năm gần đây nhiều dự án do ĐCSTQ hỗ trợ ở một số châu lục đã gây nạn di dân tại nước bản địa và làm ảnh hưởng xấu đối với chất lượng nước, gây ô nhiễm đất đai vùng lân cận dự án cũng như phá hoại vùng hệ sinh thái còn mong manh. Các dự án cơ sở hạ tầng của ĐCSTQ cũng gây những nguy cơ tương tự, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) nhận thấy rằng hành lang “Vành đai và Con đường” chồng lên hơn 1700 địa điểm quan trọng về đa dạng động vật, làm 265 loài có thể bị đe dọa. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Bảo tồn thiên nhiên” (Nature Sustainability) chỉ ra: “Dự án ‘Vành đai và Con đường’ có thể gây ô nhiễm, mất môi trường sống của động vật hoang dã, hủy hoại động vật hoang dã sẽ hủy hoại môi trường và gây suy thoái môi trường vĩnh viễn.”
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới thải rác nhựa ra biển. Năm 2017, Trung Quốc đã thải vào đại dương tới 1 triệu tấn rác thải nhựa. Sự hiện diện của nhựa trong đại dương gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm đối với ngành hàng hải/nghề cá và du lịch, đồng thời đe dọa an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng. Theo báo cáo năm 2020 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), chỉ tính riêng trong năm 2015, thiệt hại về rác biển gây ra cho các nền kinh tế thành viên APEC ước tính hơn 11 tỷ USD.
Trong nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu rác thải ra biển, Mỹ không chỉ tích cực ở trong nước mà còn ủng hộ những nỗ lực đó trên phạm vi quốc tế. Mỹ thúc đẩy việc quản lý môi trường theo tiêu chí khiến tất cả chất thải trở nên vô hại, thúc đẩy tái chế chất thải nhựa và hỗ trợ các giải pháp sáng tạo dựa trên thị trường để quản lý, giảm thiểu và cuối cùng là ngăn chặn chất thải và mảnh vụn (bao gồm cả nhựa) gây ô nhiễm môi trường. Tại hội nghị “Đại dương của chúng ta” từ năm 2014 – 2019, Mỹ đã đưa ra 113 cam kết trị giá hơn 4,3 tỷ USD nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của nghề cá, giảm thiểu rác thải biển; hỗ trợ công tác khoa học, quan sát và thăm dò biển. Tại hội nghị “Đại dương của chúng ta” năm 2019, Mỹ đã công bố 23 cam kết mới trị giá 1,21 tỷ USD, trong đó có ba cam kết mới liên quan đến rác biển.
Cách đánh bắt không bền vững của Trung Quốc đang gây áp lực ngày càng lớn lên nguồn cá toàn cầu. ĐCSTQ đã tăng trợ cấp cho đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới của họ, trong đó có một trong những đội tàu đánh cá đường dài lớn nhất hoạt động trên biển cả và vùng biển nhiều nước khác. Tàu Trung Quốc thường vi phạm chủ quyền và quyền tài phán vùng biển của nhiều nước, thường đánh bắt cá trái phép hoặc quá mức quy định vi phạm thỏa thuận cấp phép. Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với những vấn đề này, nhưng thực tế vi phạm vẫn diễn ra phổ biến. Do ĐCSTQ không tuân thủ các biện pháp quản lý nghề cá quốc tế về đánh bắt nên Trung Quốc nằm trong nước nghiêm trọng nhất trên thế giới về đánh bắt bất hợp pháp, không thông báo, và không được kiểm soát. Nhằm giải quyết vấn nạn, Mỹ đang thúc đẩy biện pháp mới và hợp tác với các đối tác quốc tế để đảm bảo tính hợp pháp và bền vững của hoạt động đánh bắt cá trên toàn cầu, đồng thời khuyến khích ĐCSTQ giám sát hiệu quả và minh bạch hơn đối với hoạt động của đội tàu Trung Quốc và truy cứu trách nhiệm đối tượng vi phạm.
Hoạt động của các con đập khổng lồ, vấn đề quản lý nước không rõ ràng và đơn phương điều chỉnh dòng chảy một phần thượng nguồn sông Mê Kông của Trung Quốc đã gây những hậu quả tai hại cho các nước láng giềng ở hạ nguồn. Tại Hội nghị Nghiên cứu sông Mê Kông vào tháng 12/2019, giới nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng đáng lo ngại về việc trong 25 năm qua ĐCSTQ thao túng dòng chảy của sông Mê Kông. (Nhân viên liên quan) phân tích sâu hơn về dữ liệu vệ tinh công khai và hồ sơ độ cao sông của Ủy ban sông Mê Kông (MRC) đã chứng minh việc ĐCSTQ xây dựng và vận hành các con đập lớn cũng như gia tăng hạn hán đã gây ra thiệt hại khủng khiếp nhất đối với dòng chảy tự nhiên, điều này cũng gây thiệt hại kép đối với ngư nghiệp và nông nghiệp ở mức không thể đo lường.
Những hiện tượng này cùng với thực trạng ĐCSTQ không cung cấp dữ liệu lưu lượng nước quan trọng khiến vấn đề càng thêm phức tạp, vì nếu không có những dữ liệu lưu lượng nước quan trọng thì các nước trong khu vực sông Mê Kông sẽ không thể quản lý hiệu quả nguồn nước hoặc chuẩn bị cho lũ lụt và hạn hán có thể xảy ra, như vậy không thể giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực của những trận lũ lụt và hạn hán này. Gần đây Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc thực hiện cam kết chia sẻ dữ liệu nước trong suốt cả năm và hợp tác với Ủy ban sông Mê Kông (MRC) để sử dụng các quan hệ đối tác và nền tảng chia sẻ dữ liệu hiện có, bao gồm cả nền tảng chia sẻ thông tin và dữ liệu của MRC và dữ liệu liên quan mekongwater.org của MWDI.
Lâm Nam/Epoch Times
MỜI XEM VIDEO: “Giữa thời biến động, việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ là cấp thiết”
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử bà Kristi Noem, Thống đốc tiểu…
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…