Mới đây, Bloomberg đã tiết lộ thông tin, một số nhân viên Huawei hợp tác nghiên cứu với người thuộc quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này ám chỉ Huawei có mối liên hệ nhất định với bên quân đội, chứ không phải là “không có mối quan hệ gì” như phía công ty này từng tuyên bố.
Bloomberg cho hay, trong 10 năm qua, nhân viên của Huawei và người bên quân đội ĐCSTQ đã cùng triển khai ít nhất 10 dự án nghiên cứu, bao gồm cả về trí tuệ nhân tạo và thông tin vô tuyến.
Ví dụ, Huawei và đơn vị điều tra của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (cơ quan cao nhất của lực lượng vũ trang) đã cùng nghiên cứu để trích xuất và phân loại cảm xúc trong các bình luận video trực tuyến. Cũng phải kể đến một sáng kiến hợp tác với Đại học Công nghệ Quốc phòng nhằm tìm ra các phương thức thu thập, phân tích hình ảnh vệ tinh và tọa độ địa lý.
Phân tích của Bloomberg, chủ yếu tập trung vào việc điều tra các bài viết hay luận văn lưu trữ trong cơ sở dữ liệu nghiên cứu trực tuyến thường được các học giả Trung Quốc và chuyên gia trong ngành truy cập.
Bloomberg cho biết, Huawei và quân đội ĐCSTQ đã công bố hàng nghìn bài viết trong cơ sở dữ liệu này. Các tác giả đã tìm thấy 10 bài viết mà tác giả là nhân viên Huawei cùng nhân viên quân đội ĐCSTQ khi truy xuất dữ liệu từ năm 2006 tới nay.
Ngoài ra, các dự án nghiên cứu được lựa chọn này đều là nghiên cứu công bố công khai. Các tác giả của loạt bài viết này tự xưng là nhân viên của Huawei và tên công ty Huawei cũng xuất hiện trong bài báo.
Về việc Huawei có hợp tác tiến hành các dự án nghiên cứu “nhạy cảm” với phía quân đội ĐCSTQ hay không, hiện vẫn chưa có thông tin xác nhận rõ ràng.
Tuy nhiên, ông Glenn Schloss, phát ngôn viên của Huawei từng phủ nhận mọi dự án hợp tác nghiên cứu giữa Huawei và các chi nhánh của quân đội ĐCSTQ, và không rõ về việc nhân viên công ty lấy tư cách cá nhân để viết các bài trong tài liệu nghiên cứu. “Huawei chỉ hợp tác phát triển và sản xuất các sản phẩm truyền thông đáp ứng các tiêu chuẩn dân dụng toàn cầu, và không hợp tác phát triển sản phẩm nào cho quân đội”, Schloss nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Phía quân đội ĐCSTQ đã không phản hồi về bình luận của Bloomberg.
Bloomberg còn nói, trong vài thập kỷ qua, việc hợp tác giữa các công ty công nghệ và phía quân đội Trung Quốc trở nên khá phổ biến, tạo ra nhiều công nghệ làm nền tảng cho Internet hiện đại.
Huawei luôn phủ nhận việc họ có bất kỳ mối quan hệ với quân đội Trung Quốc, nhưng điều đó lại càng làm dấy lên sự nghi ngờ. Nhất là khi người sáng lập Huawei là Nhậm Chính Phi có bối cảnh xuất thân trong quân đội, từng là kỹ sư của quân đội Trung Quốc năm 1987.
Theo Bloomberg, mặc dù những bài viết trong cơ sở dữ liệu này không thể xác nhận mối quan hệ giữa Huawei và quân đội Trung Quốc, nhưng ít nhất nó chứng minh rằng các nhân viên của Huawei có quan hệ hợp tác với quân nhân Trung Quốc, tuyệt đối không phải là “không có quan hệ gì”.
Điều 7 Luật Tình báo Quốc gia của ĐCSTQ quy định, các tổ chức và công ty phải duy trì, hỗ trợ và hợp tác trong việc thực hiện công tác tình báo quốc gia và bảo vệ bí mật của công tác tình báo quốc gia mà họ biết. Điều này đã khiến các nước phương Tây lo ngại các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ trở thành công cụ cho các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ.
Chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra về nguy cơ bảo mật trên các thiết bị Huawei vào năm 2012. Mặc dù không tìm thấy bằng chứng rõ ràng cho thấy Huawei là công cụ gián điệp của ĐCSTQ, nhưng họ đã kết luận rằng thiết bị này tiềm ẩn nguy cơ an ninh mạng và chứa nhiều lỗ hổng có thể bị tin tặc khai thác.
Giữa tháng Năm vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei và 68 chi nhánh của nó vào danh sách đen “Entity List” (bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ), đồng nghĩa với việc cấm công ty này mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ.
Finite State, một công ty an ninh mạng của Mỹ, mới đây đã hoàn thành cuộc khảo sát độc lập về thiết bị Huawei. Phóng viên của tờ Wall Street Journal sau khi đọc kết quả khảo sát này cho biết, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất dễ bị tin tặc tấn công hơn hẳn thiết bị của các đối thủ cạnh tranh và số lượng lỗ hổng trong thiết bị Huawei nhiều chưa từng có ở bất cứ thiết bị nào.
Một số quan chức Nhà Trắng cũng đã đọc báo kết quả khảo sát và nhận định, cuộc điều tra cho thấy Huawei có thể đã vi phạm một cách trắng trợn thỏa thuận về tiêu chuẩn quốc tế và cố tình tạo ra các lỗ hổng trong sản phẩm của họ. Đáng chú ý là một số lỗ hổng phát hiện ra trong thiết bị Huawei vốn là những lỗi an ninh mạng phổ biến, không khó để sửa chữa nó, nhưng xem ra là Huawei cố ý tạo ra như vậy.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…