Hãng trang sức xa xỉ Bulgari trở thành thương hiệu nước ngoài mới nhất gặp phải tẩy chay tại Trung Quốc do chủ nghĩa dân tộc vô lối về “vấn đề Đài Loan” được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy.
Thương hiệu trang sức xa xỉ Bulgari cũng có khi được gọi là Bvlgari, là một công ty quốc tế thuộc tập đoàn LVMH. Hãng Bulgari đã xin lỗi sau khi China News đăng trên tài khoản Weibo rằng họ đã không ghi thêm chữ “Trung Quốc” trước “Đài Loan”.
Vấn đề Đài Loan là một trong những yếu tố chính gây căng thẳng giữa ĐCSTQ và các nước phương Tây. Tuy chưa bao giờ cai quản Đài Loan dù chỉ một ngày, nhưng ĐCSTQ luôn tuyên bố có chủ quyền đối với nước Đài Loan dân chủ và không loại trừ khả năng thống nhất bằng quân sự; hành vi vô đạo đó dĩ nhiên khiến Đài Loan không thể chấp nhận, Chính phủ Đài Loan luôn khẳng định tương lai của Đài Loan do chính người Đài Loan quyết định. Ấn tượng của người Đài Loan về ĐCSTQ đã trở nên tồi tệ hơn nhiều từ sau khi ĐCSTQ thực thi cái gọi là “Luật An ninh Quốc gia” ở Hồng Kông.
Vào tối thứ Ba (11/7), hãng Bulgari đã đăng một tuyên bố bằng tiếng Trung trên tài khoản Weibo của họ, cho biết: “Do sơ suất của ban quản lý, trang web của thương hiệu ở nước ngoài đã sai địa chỉ cửa hàng và nhận dạng bản đồ… Chúng tôi thành thật cáo lỗi và lập tức điều chỉnh”.
Bất chấp lời xin lỗi, cơ quan ngôn luận Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ tiếp tục chất vấn về thành ý của hãng Bulgari.
Người dùng mạng xã hội Đại Lục cũng kêu gọi các đại sứ nổi tiếng của Bulgari, bao gồm Lưu Diệc Phi và Thư Kỳ, cũng như người mẫu Lưu Văn, đưa ra tuyên bố hoặc cắt đứt quan hệ với thương hiệu.
Lời xin lỗi của Bulgari cho thấy nổi lên những khó khăn mà các thương hiệu nước ngoài phải đối mặt ở Trung Quốc. Các thương hiệu quốc tế muốn thu hút người tiêu dùng Trung Quốc đã luôn gặp phải vấn đề liên quan đến căng thẳng chính trị của ĐCSTQ với một số nước phương Tây về thương mại, đại dịch COVID-19… cũng như việc ĐCSTQ đẩy mạnh kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc trong hoạt động chi tiêu của người dân.
Có nhà bình luận chỉ ra cách làm của ĐCSTQ về lâu dài là lợi bất cập hại. ĐCSTQ kích động chủ nghĩa dân tộc, sử dụng thị trường như vũ khí để gây áp lực các công ty nước ngoài và các thương hiệu nước ngoài, khiến không ít doanh nghiệp phải cúi đầu vì vấn đề lợi ích kinh tế, tuy nhiên cũng khiến họ thấy rõ hơn bản chất của ĐCSTQ. Một khi lợi nhuận tại thị trường Trung Quốc không còn cao nữa hoặc khi có bất kỳ rắc rối nào xảy ra, các thương hiệu này rất có thể sẽ nhanh chóng rút khỏi Trung Quốc. Hàn Quốc là một ví dụ. Vài năm trước ĐCSTQ đã thúc đẩy người dùng Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm và ngôi sao Hàn Quốc vì nước này cho lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD, bây giờ nhìn vào thái độ của Chính phủ Hàn Quốc đối với ĐCSTQ có thể thấy rõ hệ quả này là điều hiển nhiên.
Những năm gần đây không ít thương hiệu thời trang và xa xỉ toàn cầu đã phải đối mặt với các cuộc tẩy chay ở Trung Quốc vì vấn đề chủ nghĩa dân tộc tại nước này. Ví dụ năm 2019 có các thương hiệu như Christian Dior SE, Coach, Givenchy và Versace bị tẩy chay tại Trung Quốc vì họ coi Hồng Kông và Đài Loan là những quốc gia khác với Trung Quốc (thiết kế áo phông của Versace đã bị tẩy chay vì liệt kê Hồng Kông và Ma Cao là quốc gia chứ không phải thành phố).
Năm 2021, do lo ngại về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, tuyên bố từ chối sử dụng bông Tân Cương của thương hiệu quần áo Thụy Điển H&M đã gây ra làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc, đồng thời vấn đề cũng liên quan đến nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế như Nike, Adidas, Uniqlo, theo đó các nghệ sĩ Trung Quốc ký hợp đồng với họ cũng đồng loạt chấm dứt hợp đồng.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…